Cần cú 'bắt tay' giữa doanh nghiệp lớn với startup
Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ tư vấn về sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp / Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, hỗ trợ về sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp
Đây là phép tính đơn giản mà ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phú Thái nêu ra khi nói tới vai trò của doanh nghiệp (DN) lớn đối với hoạt động khởi nghiệp.
Mối quan hệ "cộng sinh"
Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), năm 2018 và nửa đầu năm 2019, hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp của Việt Nam chào đón 38 thương vụ lớn, trong đó có đến 27 thương vụ DN lớn đầu tư vào startup. Việt Nam đang nổi lên là thị trường sáng về đầu tư cho tư nhân, cho khởi nghiệp. Đây là tín hiệu tích cực cho đầu tư vào đổi mới sáng tạo và công nghệ của Việt Nam.
Ông Trần Xuân Đích, Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và DN KH&CN (Bộ KH&CN), cho biết việc các DN, tập đoàn lớn tham gia hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo không còn xa lạ trên thế giới, nhất là tại những quốc gia có hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Singapore...
Ở Việt Nam, những năm gần đây, các xu hướng hợp tác đang ngày càng tăng mạnh. Trong đó phải kể tới các thương vụ như Vietjet đã công bố hợp tác với Swift247 và Grab phát triển các giải pháp kết nối di chuyển bằng đường bộ và đường hàng không toàn khu vực Đông Nam Á; Tiki mua lại nền tảng phân phối vé sự kiện trực tuyến Ticketbox... Một số tập đoàn lớn trong nước như Vingroup, Viettel, CMC, FPT, NextTech.. cũng đã thành lập quỹ đầu tư cho các DN khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ.
Trong đó, công nghệ là mảng đầu tư tăng trưởng mạnh nhất, chiếm 40% tổng số thương vụ, theo báo cáo của Flobal M&A Review 2018. Các thương vụ tiêu biểu trong năm 2018 gồm Grab mua cổ phần Moca, Sea thâu tóm Foody và Giaohangtietkiem, PropertyGuru mua lại Batdongsan.com, Vntrip sáp nhập Atadi, Scroll đầu tư vào Cát Đông (hiện điều hành CungMua.com, NhomMua.com, Shipto.vn), Yeah 1 đầu tư vào Netlink...
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phú Thái Phạm Đình Đoàncho hay, DN lớn rất cần năng lượng mới, suy nghĩ mới, ý tưởng mới và các startup chắc chắn đáp ứng được nhu cầu này. "Rõ ràng trong cuộc cạnh tranh toàn cầu, chúng tôi cũng cần chạy tiếp sức, nếu không có nguồn năng lượng mới thì chính chúng tôi sẽ trì trệ", ông Đoàn chia sẻ.
Ông Trần Trí Dũng, cán bộ đánh giá kết quả và hỗ trợ hoạt động cố vấn khởi nghiệp Chương trình khởi nghiệp Thụy Sỹ, khẳng địnhnhu cầu hợp tác giữa DN lớn với startup là rất cao. Những người khởi nghiệp luôn có nhu cầu tìm kiếm vốn, khách hàng và DN lớn có thể đáp ứng được các nhu cầu đó.
Chia sẻ thông tin còn hạn chế
Tuy nhiên, hoạt động hợp tác vẫn chưa được đẩy mạnh.Ông Phan Văn Hưng, Chủ tịch HĐQT VN Innovation Group, cho rằng các DN Việt Nam cần phải xây dựng một chuỗi cung ứng của chính người Việt để chủ động với những biến động bên ngoài. Bài học từ dịch Covid-19 cho thấy có nhiều bất cập trong chuỗi cung ứng của các ngành hàng.
"Ở các nước, một doanh nhân nếu không chia sẻ thì không phải là DN thành công, doanh nhân thành đạt. Điều này phải hiểu không phải là hỗ trợ mà là trách nhiệm của cộng đồng DN, đặc biệt là những DN lớn, DN tiềm năng. Nếu đẩy mạnh kết nối DN lớn với startup chính là liều thuốc giúp cộng đồng DN Việt Nam lớn mạnh".
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phú Thái Phạm Đình Đoàn |
"Nhìn sang Hàn Quốc, tôi thấy người ta rất đoàn kết, chủ động tự lập trong chuỗi cung ứng, điều đó giúp họ tránh được bị động", ông Hưng nói và nhấn mạnh: "Không ai thành công một mình".
Chủ tịch HĐQT VN Innovation Group cũng bày tỏ, thực tế nhiều startup có tư tưởng là DN nhỏ nên "ngại đi xin tài trợ". Vì vậy, nếu được, các DN lớn hãy đứng ra chủ động, hợp tác với DN nhỏ.
Về vai trò của DN lớn, tập đoàn lớn, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đánh giá có lẽ Google hay Facebook mới lại là những DN tác động tới hoạt động khởi nghiệp của Việt Nam nhiều nhất...
Tuy vậy, cũng không thể phủ nhận Việt Nam đang hình thành những doanh nhân nghĩ đến các giá trị cho xã hội, song cần phải đẩy mạnh các hoạt động này hơn nữa. Ở các nước, tập đoàn lớn có viện đào tạo cho các DN nhỏ, có quỹ để đầu tư vốn cho các DN nhỏ.
Theo ông Tuấn, có thể các DN Việt Nam chưa thể đủ tiềm lực để làm điều này, nhưng có một điều mà DN có thể làm được là chia sẻ thông tin. "Việt Nam đã có các DN lớn đầu tư sang Lào, Campuchia, Myanmar..., họ khai thác thị trường bao nhiêu năm, cả thành công hay thất bại, trả giá cũng có, vì vậy đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, nhưng đáng buồn là sự chia sẻ thông tin rất ít. Để rồi, những DN đi sau khi bắt đầu đầu tư ra những nước ấy lại phải học lại từ đầu, vẫn phải nhận lại những thất bại đó. Điều này cho thấy sự kết nối chia sẻ thông tin giữa cộng đồng DN còn hạn chế", ông nói.
Về phía Nhà nước, Trưởng Ban Pháp chế VCCImong muốn không can thiệp trực tiếp vào thị trường, để cho thị trường vận hành hiệu quả.
Ông Phạm Đình Đoàn kiến nghị, Chính phủ cần lập đầu mối làm công cuộc cách mạng khởi nghiệp dựa trên nền tảng DN lớn giúp kiến thức, thị trường, vốn, kèm cặp DN startup thì mới có thể thành công.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cần đoàn kết, chung sức vượt qua thách thức