Hỗ trợ doanh nghiệp

Thị trường mới chờ doanh nghiệp nỗ lực

Sau nhiều nỗ lực, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) chính thức được Nghị viện châu Âu thông qua và dự kiến có hiệu lực vào tháng 7 tới.

Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ tư vấn về sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp / Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, hỗ trợ về sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp

Để ngành du lịch Việt hồi phục sau những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 và bù đắp phần nào việc thiếu hụt từ thị trường Trung Quốc, việc khai thác các thị trường mới luôn được đề cập đến. Tuy nhiên, việc khai thác nguồn khách thị trường mới này được cho là phải mất thời gian đến… 3 năm.

Thử thách nhưng hứa hẹn

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng các doanh nghiệp (DN) du lịch phải rất nỗ lực nếu muốn huy động các nguồn khách mới khác so với nguồn khách Trung Quốc. Chẳng hạn như nguồn khách từ Nga, EU hay Nhật Bản, Hàn Quốc. Đây là những nguồn khách có mảng thị trường tương đối cao và có những yêu cầu cũng cao, đòi hỏi cần nỗ lực hợp tác để đáp ứng yêu cầu của họ.

Tìm thị trường mới giữa mùa dịch Covid-19 đòi hỏi doanh nghiệp Việt nỗ lực hơn

Tìm thị trường mới giữa mùa dịch Covid-19 đòi hỏi doanh nghiệp Việt nỗ lực hơn

Tuy nhiên, trước tình hình dịch Covid có dấu hiệu lây lan mạnh tại những thị trường tiềm năng (như Hàn Quốc, Nhật, Italia…) mà các DN du lịch nhắm đến sau khi tắt nguồn khách từ Trung Quốc, như tiếng thở dài của vị chuyên gia này: "Đúng là một năm thử thách lớn với ngành du lịch Việt!".

Còn trong giải pháp phát triển thị trường mới của Sở Du lịch Tp.HCM sau khi khống chế dịch bệnh cho biết theo thứ tự ưu tiên thì xác định Ấn Độ là thị trường lớn, có mức chi tiêu cao sẽ bù đắp cho thị trường Trung Quốc.

Ngoài ra, Sở Du lịch Tp.HCM đề xuất Chính phủ xem xét, mở rộng đối tượng được miễn thị thực cho các thị trường tiềm năng như Australia, New Zealand, Ấn Độ, Nga, Canada, Áo, Hà Lan…

Hơn nữa, cần tiếp tục thực hiện việc cấp thị thực điện tử, thị thực tại cửa khẩu nhằm giúp các DN du lịch mở được thị trường mới, trong bối cảnh các thị trường truyền thống đang bị ngưng trệ.

 

Không chỉ với ngành du lịch, việc khai thác thị trường mới được các DN thuộc nhiều lĩnh vực chịu tác động của dịch Covid-19 đang nhắm đến. Quan sát sẽ thấy thị trường Ấn Độ dường như đang được các DN để mắt, cho rằng đây là thị trường đầy hứa hẹn.

Chẳng hạn với các DN trong lĩnh vực xuất khẩu (XK) cá tra, Ấn Độ với dân số đứng thứ hai sau Trung Quốc, thị trường này khá đặc biệt vì không ăn thịt phổ biến như bò và heo mà chỉ ăn cừu, dê, gà và thủy hải sản nên việc tiêu thụ cá tra có nhiều triển vọng.

Theo ước tính, Ấn Độ nuôi khoảng 600.000 tấn cá tra mỗi năm nhưng thịt cá bị vàng và nhà máy chế biến tại quốc gia này chưa sản xuất ra được những sản phẩm cá tra fillet thịt trắng và đảm bảo vệ sinh an toàn như của Việt Nam.

Chuyên gia phân tích của Hiệp hội Chế biến và XK thuỷ sản Việt Nam (Vasep) cho biết hiện tại sản phẩm cá tra fillet Việt Nam được xem là sản phẩm cao cấp đang được nhập khẩu phục vụ trong các nhà hàng tại Ấn Độ.

“Tuy nhiên, thuế nhập khẩu vào Ấn Độ đối với hàng cá tra phi lê còn rất cao (65%) cùng với hệ thống kho lạnh, siêu thị chưa được đầu tư đầy đủ cho mặt hàng đông lạnh. Mặc dù vậy, đây vẫn là một thị trường đầy tiềm năng cho cá tra Việt Nam”, chuyên gia của Vasep nhận định.

 

Liệu thị trường đủ lớn?

Hoặc như thị trường Australia, với một số DN đã quen XK vào thị trường này thì không mới, nhưng một số DN khác trong ngành nông sản vốn lâu nay tập trung vào Trung Quốc thì đây vẫn là thị trường đầy mới mẻ.

Thương vụ Việt Nam tại Australia có lưu ý cần phải đa dạng hoá mặt hàng nông sản tươi XK từ Việt Nam sang nước này, đặc biệt các mặt hàng không phải đàm phán mở cửa, có thể XK ngay. Và hy vọng việc tìm kiếm cơ hội đa dạng mặt hàng XK sẽ giúp bà con nông dân bớt tập trung sản xuất quá lớn vào một số mặt hàng dẫn đến nhiều rủi ro khi có biến động.

Trong đợt làm việc mới đây với các nhà nhập khẩu tại Australia, phía Thương vụ cho rằng măng tây tươi là mặt hàng nông sản phù hợp, có giá trị cao. Hiện nay, măng tây Việt Nam vắng mặt tại thị trường Australia, trong khi đây là quốc gia nhập khẩu nhiều măng tây, chủ yếu từ Mexico và Peru.

Năm ngoái, kim ngạch nhập khẩu măng tây vào Australia đạt gần 18 triệu USD. Trong khi đó, măng tây được trồng tại nhiều vùng ở Việt Nam như: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Hà Nội… Thương vụ đã làm việc với nhà nhập khẩu tại Australia để sẵn sàng nhập măng tây từ Việt Nam ngay trong tháng 3 này và có kế hoạch nhập khẩu ổn định.

 

Điều quan trọng là các nhà xuất khẩu, HTX, người nông dân trồng măng tây phải đáp ứng được các điều kiện. Măng tây XK vào Australia không phải xin giấy phép nhập khẩu, tuy nhiên các lô hàng sẽ bị kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện về an toàn sinh học theo quy định, quan trọng nhất không được nhiễm bọ trĩ (Thripidae).

Có thể nói, nếu măng tây Việt Nam xây dựng được thương hiệu tại Australia, từ đó sẽ tạo được uy tín, mở ra cơ hội to lớn về một ngành hàng nông sản nhiều triển vọng trên thị trường thế giới.

Quan sát chuyện này cũng như việc đưa sản phẩm nông sản Việt vào thị trường mới như hiện nay, giới chuyên gia cho rằng điều mà nhiều DN còn băn khoăn là liệu thị trường đó có đủ lớn để họ tập trung cho XK dài hạn? Liệu sản phẩm của mình có gì vượt trội so với đối thủ cạnh tranh, nên chọn các kênh phân phối nào và làm sao để có thể đưa sản phẩm vào các kênh phân phối…?

Các chuyên gia khẳng định, thị trường mới sẽ trở nên dễ dàng, rút ngắn thời gian hơn nếu như bản thân các DN Việt nỗ lực giải quyết được các mối băn khoăn này.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm