Hỗ trợ doanh nghiệp

Cộng đồng doanh nghiệp mong gói hỗ trợ vừa được Quốc hội thông qua sớm triển khai

Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV được dư luận trong và ngoài nước cũng như cộng đồng doanh nghiệp hết sức quan tâm. Trong đó, có Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ được kỳ vọng triển khai nhanh để hỗ trợ phụ hồi kinh tế.

Cần Thơ: Vận tải hàng không sôi động, đường bộ ảm đạm / Regal Food Victoria - Điểm đến trải nghiệm mua sắm, ẩm thực, giải trí đẳng cấp thế giới đầu tiên tại Việt Nam

Doanh nghiệp mong muốn Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ nhất sớm triển khai.

Doanh nghiệp mong muốn Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ nhất sớm triển khai.

Theo dõi hoạt động của kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV, ông Nguyễn Xuân Dũng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bitexcho rằng thời điểm này, Quốc hội thông qua gói hỗ trợ phục hồi kinh tế là dấu hiệu tốt để các doanh nghiệp giảm áp lực với khó khăn trước mắt, bình tĩnh để dự trù chiến lược kinh doanh phù hợp.

Trong khi đó,TS. Nguyễn Hoàng Hiệp, Giám đốc Quốc gia Công ty TNHH Hitachi Systems Việt Namđánh giá kỳ họp có ý nghĩa hết sức quan trọng cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là sau ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19. Một kỳ họp với nhiều nội dung sát thực tế và đáp ứng đòi hỏi cấp bách của đất nước nhằm phục vụ chiến lược phát triển giai đoạn sắp tới.

Ông Hiệp đặc biệt quan tâm đến Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ với quy mô khoảng 350.000 tỷ đồng dành cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 và hỗ trợ kịp thời cho công cuộc phục hồi, phát triển bền vững kinh tế-xã hội được thực hiện trong 2 năm 2022 và 2023.

Về triển khai Nghị quyết, ông Nguyễn Hoàng Hiệp nêu một số đề xuất. Đó là các cơ quan thực thi cần vào cuộc nhanh nhất có thể; cần tiêu chí cùng phương án để gói hỗ trợ đến với doanh nghiệp nhanh nhất.

 

“Chúng tôi là doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam thì có thuộc đối tượng hỗ trợ của Nghị quyết này không vì điều này có thể tác động đến kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc là duy trì sự ổn định của doanh nghiệp”, ông Hiệp chia sẻ.

Ông Huỳnh Công Tuấn, Tổng giám đốc Công ty Mebiphatại TP Hồ Chí Minh nhận định gói hỗ trợ lần này có quy mô lớn nhất từ trước tới nay. Điều đáng mừng nhất là mặc dù có thể phải đối diện với rủi ro về nợ công, lạm phát nhưng Quốc hội và Chính phủ đã quyết định chấp nhận để có nguồn lực tiếp sức cho chương trình phục hồi kinh tế. Do vậy, doanh nghiệp kỳ vọng phải sử dụng đúng đối tượng, đúng mục đích để đem lại hiệu quả cao nhất.

Ông Tuấn cho rằng cần phân loại nhóm ngành, nhóm doanh nghiệp nào thì hỗ trợ vì nếu đổ đồng hỗ trợ tất cả thì ngân sách khó cáng đáng được. Theo ông Tuấn, khi triển khai các gói hỗ trợ trong Nghị quyết thì nên tập trung hỗ trợ lĩnh vực sản xuất. “Cách tốt nhất là hỗ trợ ưu đãi về lãi suất, ưu đãi về thuế. Có thể giảm ngay thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng (VAT)”, ông Tuấn kiến nghị.

Trông đợi việc triển khai Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ vừa được thông qua,ông Đỗ Hoàng Trung, Tổng giám đốc Công ty CP Kỹ thuật ý tưởngđóng tại Khu chế xuất Linh Trung 1 (TP Hồ Chí Minh) chia sẻ: Trong thời gian này không có gì tốt hơn là Chính phủ, Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thuế VAT. Với doanh nghiệp của ông thì thuế VAT là số tiền rất lớn, gần trăm tỷ đồng. Thuế VAT là số vốn rất quý với doanh nghiệp khi phục hồi sản xuất mà doanh nghiệp không cần phải chứng minh tài sản, năng lực kinh doanh như gói hỗ trợ lãi suất. Vì vậy, việc hỗ trợ hoàn nhanh thuế VAT là rất thiết thực với doanh nghiệp.

Tổng giám đốc Bidrico, ông Nguyễn Đặng Hiếncho rằng hỗ trợ lớn nhất là cải cách thể chế, cải cách hành chính từ đó giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp. Đây là hỗ trợ rất cần thiết và đúng mong muốn của doanh nghiệp. Khi tạo ra cơ chế thông thoáng thì các doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng với chi phí thấp hơn.

 

Còn ông Nguyễn Xuân Dũng,Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bitexthì bày tỏ cần có một cổng thông tin để doanh nghiệp có thể chủ động liên hệ với cơ quan có đủ thẩm quyền giải quyết khó khăn của doanh nghiệp. Như vậy mới đáp ứng được về mặt thời gian vận hành chính sách mới, thông tin minh bạch và cập nhất đến với tất cả doanh nghiệp. “Điều này là điều đầu tiên, cấp thiết khi muốn doanh nghiệp hấp thụ được chính sách này”, ông Dũng nói.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm