Công nghệ: Vấn đề nan giải với các doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ
Hỗ trợ cộng đồng DNNVV nhận thức thực sự đầy đủ về EVFTA / "Chính phủ và các bộ, ngành sẽ đồng hành cùng DNNVV trong sân chơi thương mại EVFTA"
Nhiều doanh nghiệp bị mắc kẹt trong quy trình làm việc lỗi thời, nhỏ nhặt
Sáng 31/5, tại Hà Nội, diễn ra hội thảo “Công bố đánh giá tác động của Luật Hỗ trợ DNVVN và hướng dẫn thi hành Nghị định số 80/2021/NĐ-CP”.
Phát biểu tại hội thảo, bà Phạm Thị Thanh, Phó Trưởng ban Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế - Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho biết, dự án Luật Hỗ trợ DNNVV đã có nhiều tác động tích cực tới DNNVV, đặc biệt là DNNVV do nữ làm chủ ở Việt Nam.
Dự án đã và đang gợi mở thêm những giải pháp, hoạt động trong thực hiện nhiệm vụ “Hỗ trợ nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ”, hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ dựa trên nhu cầu phát triển và thích ứng với bối cảnh tình hình mới.
Tuy nhiên, qua báo cáo đánh giá dự án Luật hỗ trợ DNNVV và tác động đối với nữ chủ doanh nghiệp ở Việt Nam được Ủy ban Kinh tế - xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương - Liên hợp quốc (UNESCAP) ủy quyền thực hiện, quá trình thực thi dự án còn một số bất cập cập, hạn chế.
Bà Goody Sudha, cán bộ quản lý dự án Luật Hỗ trợ DNVVN chỉ rõ: Nhu cầu đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV do nữ làm chủ trên địa bàn TP Hà Nội là rất lớn và đa dạng cả về nội dung và hình thức đào tạo.
Giai đoạn 2021 – 2025, TP chỉ hỗ trợ kinh phí cho 100 học viên/năm, đào tạo quản trị kinh doanh chuyên sâu. Như vậy, số lượng doanh nghiệp được hỗ trợ chưa tương xứng với số lượng DNNVV do nữ làm chủ trên địa bàn Thủ đô (doanh nghiệp do nữ làm chủ chiếm khoảng 24 - 25 % tổng số doanh nghiệp trên địa bàn), hằng năm số lượng doanh nghiệp do nữ làm chủ tăng khoảng 2%.
“Công nghệ chính là một vấn đề nan giải với nhóm doanh nghiệp này. Nguyên nhân có thể xuất phát từ quan điểm sai lầm phổ biến: công nghệ khá tốn kém và chỉ dành cho những công ty có quy mô lớn.
Rất nhiều doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ vẫn bị mắc kẹt trong quy trình làm việc lỗi thời và nhỏ nhặt. Họ không biết rằng sở hữu công nghệ và giải pháp phù hợp sẽ giúp gia tăng năng suất và giải phóng nguồn lực cho các hoạt động tạo ra doanh thu”, bà Goody Sudha nói.
Hiện tại, các công ty DNVVN do phụ nữ làm chủ mặc dù sản phẩm tốt, ý tưởng kinh doanh tốt nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về lập kế hoạch báo cáo tài chính, kiến thức về quản lý tài chính, định giá, lên kế hoạch ngân sách, dòng tiền và dự báo doanh số bán hàng, nên vẫn còn loay hoay trên đà phát triển.
Các DNVVN do phụ nữ làm chủ còn hạn chế về nguồn vốn, sản xuất còn nhỏ lẻ, sản phẩm đơn điệu, thiếu kế hoạch và chiến lược phát triển dài hạn, nên dễ có biến động trong quá trình đầu tư dẫn đến phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh.
Việc tiếp cận pháp luật còn hạn chế, doanh nghiệp thiếu tính chủ động việc tuyên truyền tiếp cận các văn bản pháp lý. Mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp chưa thường xuyên, thiếu sự phối hợp đồng bộ. Hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền về chính sách khuyến công và các hoạt động khuyến công còn hạn chế, chưa đa dạng.
Cần chương trình riêng hỗ trợ nữ doanh chủ
Bà Goody Sudha khuyến nghị: Để hoạt động hỗ trợ các DNVVN do phụ nữ làm chủ tốt hơn trong thời gian tới, việc đầu tiên là phải tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ tăng tính thanh khoản cho doanh nghiệp như giãn, hoãn thời gian nộp thuế, miễn, giảm thuế, phí phải nộp, giảm lãi suất cho vay.
Cấp bù lãi suất cho doanh nghiệp trong những ngành nghề bị tác động mạnh bởi dịch bệnh COVID-19 và những nhóm ngành trọng tâm ưu tiên phát triển để tạo đà phục hồi cho kinh tế.
Hỗ trợ tái cấu trúc lao động, thu hút, đào tạo lại lao động đi kèm với nhiệm vụ quan trọng là tái cấu trúc doanh nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp phải tái cấu quản lý tài chính và quản trị rủi ro.
Bên cạnh đó, nên mở nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức cho DNNVV do phụ nữ làm chủ bao gồm quản trị và mô hình quản trị, quản lý nhân sự, tài chính, marketing, lập kế hoạch kinh doanh… Những hỗ trợ bồi dưỡng này cần được triển khai thông qua các các đơn vị đầu mối có chức năng nhiệm vụ và năng lực triển khai tốt về công tác hỗ trợ doanh nghiệp.
Cần có chính sách tạo điều kiện dễ dàng hơn DNNVV do phụ nữ làm chủ vay vốn. Các quỹ phát triển doanh nghiệp của trung ương và địa phương nên có ưu tiên nhất định dành cho nhóm doanh nghiệp này. Đối với các khoản vay từ ngân hàng thương mại, các ngân hàng này nên thiết kế các sản phẩm phù hợp với đối tượng trên.
“Hiện có rất nhiều nội dung hỗ trợ, trong đó có quy định mức ưu đãi riêng cho DNNVV do phụ nữ làm chủ theo quy định của Luật Hỗ trợ DNNVV và Nghị định 80/2021/NĐ-CP. Các cơ quan chức năng cần có văn bản chỉ đạo các địa phương trong việc xây dựng riêng các chương trình hỗ trợ đối với các nữ doanh chủ”, bà Goody Sudha đề xuất.
Đây chính là cơ sở để các địa phương đề xuất, xây dựng kế hoạch, chương trình hỗ trợ hiệu quả nhất cho riêng cho đối tượng này.
Cùng với đó là xây dựng quỹ ưu đãi về đầu tư hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, hệ sinh thái khởi nghiệp cho phụ nữ. Đưa ra các chính sách xúc tiến thương mại trong và ngoài nước cho doanh nghiệp nữ làm chủ; đầu tư nền tảng công nghệ hỗ trợ ứng dụng chuyển đổi số và thương mại điện tử (Ví dụ như cổng thông tin điện tử hỗ trợ doanh nhân nữ, sàn giao dịch).
“Qua thực tiễn triển khai chúng tôi nhận thấy rằng, các địa phương, đơn vị triển khai các chính sách hỗ trợ DNNVV đánh giá cao về các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với DNNVV, đặc biệt có nhiều tác động tích cực tới doanh nghiệp do nữ làm chủ.
Trong thời gian sắp tới, khi triển khai thực tế các quy định của Nghị định 80/2022/NĐ-CP, Thông tư 06/2022/TT-BKHĐT và các văn bản hỗ trợ DNNVV liên quan chúng tôi kỳ vọng sẽ tiếp tục có nhiều dấu hiệu tích cực, là những đòn bẩy lớn giúp DNNVV phát triển hơn nữa”, bà Goody Sudha nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo