Covid-19 khiến các DN phải suy nghĩ lại mình, phải tìm cách để tự mạnh hơn
Digiworld công bố hợp tác chiến lược với Apple / Doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc chơi EVFTA sau cú sốc Covid-19
Ngày 29/6/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do dịch Covid-19 trên địa bàn.
Ngày 29/6/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do dịch Covid-19 trên địa bàn. Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng và đồng chí Nguyễn Tuấn Hà – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk tham gia chủ trì Hội nghị.
Tại Hội nghị, ông Dương Thanh Tương, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk cho biết, Đắk Lắk có tổng số 8.600 doanh nghiệp đang hoạt động chủ yếu doanh nghiệp vừa và nhỏ, thiếu kinh nghiệm. Trong thời gian quan, số lượng doanh nghiệp (DN) ngừng hoạt động trên 532 DN, chủ yếu DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch… phần lớn các DN ngừng hoạt động do chịu ảnh hưởng nhiều của Covid-19. Số lượng DN thành lập mới 732 DN, chủ yếu năng lượng, điện, nông nghiệp, chăn nuôi, trồng rừng, xây dựng.
Ông Dương Thanh Tương đề xuất, ngân hàng và các tổ chức tín dụng (TCTD) làm sao cân đối vốn cho DN kinh doanh trong các tháng tiếp theo, các DN như trong nông nghiệp, chăn nuôi rất cần vốn, tạo mọi điều kiện cho DN vay vốn. Đồng thời, ông Tương thống nhất với ý kiến về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, thực tế đã có những bước xử lý nhanh, nhất là các DN quen đã làm thì thủ tục đều đã được hỗ trợ rồi, nhưng các doanh nghiệp mới cần có sự hỗ trợ để giải quyết các trở ngại này.
Ông Phạm Đông Thanh – Chủ tịch Hội Doanh nhân Trẻ Đắk Lắk, Giám đốc Cty vận tải An Phước đặt vấn đề: “Covid-19 khiến tất cả các DN và NH đều bị ảnh hưởng, các DN tự suy nghĩ lại mình để sao phải tự mạnh hơn. Ông Thanh cũng chia sẻ về các biện pháp hỗ trợ DN như khoanh nợ, giãn nợ, giảm phí, giảm lãi đã giúp cho các DN như công ty vận tải An Phước trực tiếp được hưởng”.
Chia sẻ về việc phải làm sao để DN phải mạnh hơn lên không cần trông chờ sự hỗ trợ của NH, ông Đông Thanh cho hay: “Chúng tôi cũng hiểu NH là DN, chúng tôi hiện có 65 thành viên 100% thành viên không có DN nào bị phá sản. Mặc dù nhiều DN ảnh hưởng nặng nề nên việc được khoan nợ, giãn nợ rất có ý nghĩa với DN. Ngân hàng VCB giảm lãi kịp thời cho công ty của chúng tôi, Agribank mời chúng tôi lên làm việc có những khó khăn gì không, chúng tôi chưa quá khó khăn nên chúng tôi nói để hỗ trợ DN khác tuy nhiên chúng tôi rất chia sẻ giai đoạn này.
“Chúng tôi cũng mở các đoàn đi giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ các tỉnh khác như Quảng Ninh. Chúng tôi tìm kiếm cơ hội đầu tư giai đoạn này nhưng đầu tư nhanh, trọng tâm trọng điểm hiệu quả cao. Giai đoạn này vốn vay lãi suất thấp, hoặc dễ quá cũng dễ bị chủ quan trong đánh giá đầu tư dẫn đến thua lỗ. Chúng tôi mong muốn các NH nâng cao việc thẩm định vay vốn, một số DN rất có như cầu nhưng không có tài sản đảm bảo nên không vay được vốn. Do đó, các DN mong muốn, giảm bớt thủ tục hành chính để có cơ hội triển khai sớm, có cơ hội kinh doanh là thực hiện được ngay”, ông Phạm Đông Thanh chia sẻ.
Đối với doanh nghiệp lĩnh vực cao su thì chưa thể phục hồi sau đại dịch Covid-19, do cao su chủ yếu là xuất khẩu sang thị trường các nước. Theo ông Bùi Quang Ninh, giám đốc Công ty cổ phần Cao Su Đắk Lắk cho biết, DN này hiện có trên 3.000 lao động, chủ yếu đồng bào dân tộc, thị trường cao su những năm gần đây nhiều khó khăn, giá liên tục sụt giảm, các sản phẩm của công ty Cao Su Đắk Lắk chủ yếu xuất khẩu thị trường Châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc. Hiện công ty đang tập trung hơn 5.000 hecta trông tái canh cây cao su cần nguồn vốn lớn. Tuy nhiên do ảnh hưởng của Covid-19 càng gây nhiều khó khăn. Công ty đang thực hiện cơ cấu lại tình hình tài chính. Trong thời gian tới dự báo thị trường cao su cũng chưa phục hồi lại.
Cũng theo ông Bùi Quang Ninh, thời gian qua, các NHTM đã tích cực hỗ trợ công ty, đó là sự đồng hành hỗ trợ rất tốt cho DN. BIDV cho giảm lãi suất còn 8,2%, món vay đến hạn trên 45 tỷ đồng được cơ cấu lại, thời gian trả nợ kéo dài thêm 9 tháng. Vietinbank cho vay ưu đãi lãi suất 8%, ngân hàng đồng thuận đồng hành cùng DN trong thời gian vừa qua.
“Tuy nhiên , dịch còn phúc tạp và khó lường nên còn ảnh hưởng đến DN chúng tôi vì sản phẩm chủ yếu xuất khẩu. Nên chúng tôi kiến nghị: NHNN tiếp tục cho phép các NHTM tiếp tục có chính sách ưu đãi vốn cho DN. NHNN có hướng dẫn cụ thể hơn Thông tư 01 và hướng dẫn DN tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, NHTM hướng dẫn cụ thể hơn, NH xem xét cho vay vốn dự án tái canh cây cao su của chúng tôi, nới lỏng điều kiện tín dụng cho dự án này”, ông Bùi Quang Ninh đề xuất.
Ông Huỳnh Văn Dũng, đại diện Công ty bia Sài Gòn Miền Trung, hiện công ty có 3 nhà máy và 1 công ty dịch vụ. Năm 2019 công ty đóng thuế gần 1.000 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm 2020 đóng thuế hơn 311 tỷ đồng, ít hơn so với cùng kỳ năm trước hơn 500 tỷ đồng. Số liệu nộp thuế cho thấy sức khỏe công ty bị giảm sút, công ty đang gặp rất nhiều khó khăn.
Cũng theo ông Dũng, thời gian qua, VCB hỗ trợ tích cực giảm lãi vay, giãn nợ, đầu tư hỗ trợ rất nhiều cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, tình hình chung các DN còn chưa hết khó khăn, do đó ông Dũng kiến nghị: “Tôi cũng nghĩ thời gian tới chính các ngân hàng cũng sẽ có những khó khăn, vì thế cần kiến nghị cấp Chính phủ vào cuộc để có những giải pháp cụ thể, Nhà nước phải vào cuộc, chứ các ngân hàng hỗ trợ thôi là chưa đủ”.
Ông Lê Hoàng Cơ – Tổng Giám đốc Công ty TNHH đầu tư du lịch và thương mại Đam San cho rằng, các giải pháp của hỗ trợ của các ngân hàng là rất sớm và đầy đủ. Việc giảm lãi suất, các NH cũng là huy động vốn từ người dân nên việc giảm lãi như vậy là tối đa rồi. Tuy nhiên, ông Cơ vẫn mong muốn lĩnh vực giáo dục, du lịch cũng cần được khoanh nợ, giãn nợ. Thời gian giảm lãi cần được xem xét dài hơn vì khó khăn chắc chắn vẫn còn kéo dài.
End of content
Không có tin nào tiếp theo