Hỗ trợ doanh nghiệp

Đã có cải cách lớn trong quy định kiểm tra chuyên ngành lĩnh vực thủy sản

DNVN - Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp Quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (Văn phòng SPS Việt Nam) cho biết, hiện đã có sự cải cách, tiến bộ trong quy định về kiểm tra chuyên ngành lĩnh vực thủy sản phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu.

Người dân sẽ dùng chung 1 tờ khai y tế, 1 mã QR Code khi qua chốt kiểm dịch / Khởi tố nhân viên y tế đánh cán bộ trực chốt kiểm dịch

Đánh giá về hiện trạng thực thi SPS đối với xuất nhập khẩu thuỷ sản, Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ NN&PTNT) cho rằng, đối với hoạt động kiểm tra chất lượng, việc triển khai kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa theo Nghị định 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 và các Quy chuẩn về thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản ban hành thời gian qua được đánh giá là một sự cải cách, tiến bộ rất lớn của các quy định về kiểm tra chuyên ngành lĩnh vực thủy sản.

Theo đó, các phòng kiểm nghiệm được nhà nước chỉ định đều kiểm nghiệm thành thạo và liên phòng đáp ứng ISO 17043.

Các thủ tục liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu, nhất là công tác kiểm tra chuyên ngành nhập khẩu đã được Chính phủ quan tâm đầu tư xây dựng triển khai Cơ chế Hải quan một cửa ngay từ giai đoạn thực hiện thí điểm và đang triển khai áp dụng rộng rãi.

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản đang được tạo nhiều thuận lợi từ Cơ chế Hải quan một cửa quốc gia

Việc tổ chức triển khai Cơ chế Hải quan một cửa quốc gia được đẩy mạnh tại các bộ, ngành đã phát huy tốt tác dụng, cắt giảm chi phí, rút ngắn đáng kể thời gian thông quan, đem lại hiệu quả thực sự trong công tác kiểm tra chuyên ngành đối với cả cơ quan kiểm tra nhà nước và doanh nghiệp tham gia hoạt động nhập khẩu.

Riêng việc tổ chức thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu lĩnh vực thủy sản đã hoàn toàn thông qua Cơ chế Hải quan một cửa quốc gia, không phát sinh việc doanh nghiệp nhập khẩu phải gửi hồ sơ giấy theo đường bưu điện hoặc đến nộp trực tiếp hồ sơ giấy tại cơ quan kiểm tra.

Ngoài ra, Tổng cục Thuỷ sản đã xác định rõ tầm quan trọng của công tác kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu nhóm 2 (sản phẩm, hàng hoá có khả năng gây mất an toàn), chú trọng đảm bảo chất lượng và đáp ứng yêu cầu về thời gian thực hiện thủ tục hành chính, góp phần đảm bảo chất lượng, an toàn của hàng hóa, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển bền vững.

Đối với hoạt động thử nghiệm các chỉ tiêu an toàn lĩnh vực thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, Văn phòng SPS Việt Nam cho rằng việc quản lý theo quy chuẩn đối với các nhóm sản phẩm giúp chỉ tiêu kiểm tra tập trung hơn, tạo thuận lợi cho việc đầu tư trang bị thiết bị thử nghiệm, phát triển phương pháp phân tích, tăng cường nâng cao năng lực thử nghiệm cũng như tổ chức thực hiện nhiệm vụ thử nghiệm đạt hiệu quả hơn.

Đội ngũ chuyên gia kỹ thuật kiểm tra chuyên ngành lĩnh vực thủy sản có năng lực, kinh nghiệm

Đối với hoạt động chứng nhận hợp quy, Văn phòng SPS Việt Nam đã xây dựng, vận hành công việc trên cơ sở Bộ tài liệu Hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng yêu cầu theo các Tiêu chuẩn ISO 9001:2015; ISO/IEC 17020:2012; ISO/IEC 17021:2015; ISO/IEC 17065:2012; ISO/IEC 17025:2017 và liên tục được xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với hoạt động thực tiễn, cơ bản đáp ứng mục tiêu và chính sách chất lượng..

 

Đội ngũ chuyên gia kỹ thuật có năng lực, kinh nghiệm, am hiểu sâu về lĩnh vực sản phẩm thực hiện chứng nhận và trải dài tại các vùng miền, các vùng sản xuất quan trọng như Đông Nam bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long.

Đội ngũ chuyên gia quản lý am hiểu quy định pháp luật liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa chứng nhận; hiểu sâu về các kỹ thuật đặc thù của sản xuất và sản phẩm, đã có bề dày kinh nghiệm tham gia vào quá trình kiểm tra chứng nhận chất lượng thức ăn thủy sản.

Tuy nhiên, Văn phòng SPS Việt Nam cũng thừa nhận những tồn tại, hạn chế trong công tác thực thi SPS đối với xuất nhập khẩu thuỷ sản.

Đó là, hoạt động giám định nhu cầu công việc ít, trên thực tế chưa phát sinh nhiều công việc và hiện là lĩnh vực còn mới.

Trong hoạt động thử nghiệm, phòng thử nghiệm đã được triển khai nhiều năm với những phương pháp thử được phê duyệt để thực hiện song vẫn là lĩnh vực khó, có nhiều việc cần làm, phải hoàn thiện.

 

Hà Anh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm