Hỗ trợ doanh nghiệp

Đạm Phú Mỹ "thay máu" nhân sự cấp cao

Ngày 10/1 tới đây, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (Đạm Phú Mỹ, mã: DPM) do ông Lê Cự Tân làm chủ tịch HĐQT sẽ trình cổ đông thông qua việc miễn nhiệm và bầu hai thành viên HĐQT.

Quà tặng bằng vàng - Sự lựa chọn mới đầy ý nghĩa / Pakistan Airlines yêu cầu các tiếp viên giảm cân

Ngày 10/1/2019, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (Đạm Phú Mỹ, mã: DPM) sẽ tổ chức ĐHĐCĐ bất thường nhằm thông qua việc miễn nhiệm và bầu cử ban lãnh đạo mới.

Thay đổi thành viên HĐQT

Cụ thể, theo tài liệu đại hội đồng cổ đông bất thường 2018 của CTCP Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Đạm Phú Mỹ, mã: DPM) do ông Lê Cự Tân làm Chủ tịch HĐQT, HĐQT công ty dự kiến trình cổ đông chấp thuận đơn từ nhiệm thành viên HĐQT của ông Đoàn Văn Nhuộm và bà Nguyễn Thị Hiền.

Hai thành viên trên là người đại diện phần vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đề cử tham gia HĐQT Đạm Phú Mỹ. Nay theo sự điều động của PVN đến đảm nhận nhiệm vụ đại diện của PVN tại đơn vị khác. Các thành viên đã tuân thủ sự điều động của PVN và gửi đơn xin từ nhiệm đến Tổng công ty.

Hiện tại có 4 ứng cử viên muốn tham gia thành viên HĐQT, trong đó có 3 người đại diện phần vốn nhà nước của PVN tại Đạm Phú Mỹ bao gồm ông Nguyễn Tiến Vinh, ông Dương Trí Hội và ông Lê Minh Hồng.

dam phu my

Riêng ông Trương Văn Hiền, sinh năm 1955, được nhóm 4 cổ đông là tổng công ty cổ phần Vật tư Nông nghiệp Nghệ An; CTCP Lương thực Vật tư Nông nghiệp Dak Lak; KWE Beteiligugen AG và ông Phạm Kỳ Hưng đề cử.

Ngoài ra,HĐQT Đạm Phú Mỹ cũng xin ý kiến ĐHĐCĐ biểu quyết thông qua làm rõ việc tính thời gian nhiệm kỳ của các thành viên HĐQT không quá 5 năm kể từ ngày được ĐHĐCĐ bầu/phê chuẩn vào HĐQT gồm ông Đoàn Văn Nhuộm và ông Louis T Nguyen.

Đồng thời, tại kỳ họp ĐHĐCĐ bất thường này, DPM cũng dự kiến xin ý kiến cổ đông về việc tính thời gian nhiệm kỳ của các Thành viên HĐQT là ông Đoàn Văn Nhuộm và ông Louis T Nguyen sẽ không quá 5 năm kể từ ngày được ĐHĐCĐ phê chuẩn vào HĐQT. Cùng với đó là việc sửa đổi và bổ sung một số điều lệ của Tổng Công ty.

Kinh doanh "bứt phá" sau 2 năm suy giảm

Đạm Phú Mỹ làmộttrong những doanh nghiệp đã có sự điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh 2018, với sản lượng NPK điều chỉnh giảm mạnh từ 170.000 tấn xuống còn 50.000 tấn. Sản lượng sản xuất UFC85 cũng điều chỉnh giảm từ 13.500 tấn xuống còn 13.000 tấn.

Về sản lượng kinh doanh, sản phẩm Đạm Phú Mỹ điều chỉnh giảm từ 820.000 tấn xuống còn 800.000 tấn còn sản lượng kinh doanh NPK được điều chỉnh giảm sâu từ 150.000 tấn xuống còn 35.000 tấn.

dam phu my

Mặc dù điều chỉnh giảm sản lượng sản xuất và kinh doanh nhưng ngược lại, đối với các chỉ tiêu tài chính lại điều chỉnh tăng khá mạnh, nhất là lợi nhuận sau thuế. Trong đó, tổng doanh thu tăng từ 8.577 tỷ đồng lên 9.050 tỷ đồng, tức tăng 5,5% so trước đó. Lợi nhuận sau thuế tăng từ 371 tỷ đồng lên tới 620 tỷ đồng, tức gần gấp đôi kế hoạch trước đó.

Trước đó, DPM công bố kết quả sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm với doanh thu đạt 7.057 tỷ đồng, thực hiện được 83% kế hoạch năm chưa điều chỉnh. Còn lợi nhuận sau thuế 560 tỷ đồng, vượt 51% so với kế hoạch chưa điều chỉnh. Như vậy, với kế hoạch điều chỉnh mới này, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của DPM đạt lần lượt là 78% và hơn 90%.

dam phu my

Bên cạnh đó, DPM cũng vừa thực hiện theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước về kết quả kiểm tra BCTC, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước năm 2016, 2017. Đáng chú ý nhất là lợi nhuận trước thuế năm 2017 được điều chỉnh tăng từ mức 853 tỷ lên 1.052 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế được điều chỉnh tăng 187 tỷ, từ mức 708 tỷ lên 895 tỷ đồng, giảm so với mức 1.052 tỷ ghi nhận vào năm 2016. Năm 2017 cũng là năm thứ 2 liên tiếp DPM ghi nhận sự suy giảm về lợi nhuận.

1
Theo danviet.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm