Hỗ trợ doanh nghiệp

Doanh nghiệp bà Nguyễn Thanh Phượng: 1 cú lật cờ, vượt lên đứng đầu

Doanh nghiệp của bà Nguyễn Thanh Phượng bất ngờ làm cú lật thế cờ vươn lên vị trí số 1 trong khi mà mọi thứ không còn thuận lợi, thị trường không sôi động như trước đây và cổ phiếu chìm sâu ở đáy hơn 1 năm qua.

Apple và Samsung thống trị thị trường smartphone cao cấp / Doanh nghiệp lữ hành phải quản lý chặt khách đi tour quốc tế

Sở GDCK TP.HCM (HOSE) vừa công bố thị phần môi giới chứng khoán quý 4 và cả năm 2018. Theo đó, một kết quả bất ngờ đã xảy ra trong quý 4: CTCP Chứng khoán Bản Việt - VCSC (VCI) của bà Nguyễn Thanh Phượng đã vượt qua Chứng khoán Sài Gòn (SSI) của ông Nguyễn Duy Hưng và vươn lên nắm vị trí số 1 về môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ.

Cụ thể, Chứng khoán Bản Việt của bà Nguyễn Thanh Phượng chiếm 17,04% thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ trong quý 4/2018, trong khi Chứng khoán Sài Gòn (SSI) tụt giảm xuống dưới ngưỡng 15%.

CTCP Chứng khoán TP.HCM (HSC) ở vị trí số 3 với 9,52% thị phần. giao dịch thỏa thuận lớn của Masan (MSN) được thực hiện tại CTCK này.

Cú lật thế cờ của doanh nghiệp bà Nguyễn Thanh Phượng nhiều khả năng nhờ thương vụ CTCP Tập đoàn Masan (MSN) của tỷ phú USD Nguyễn Đăng Quang bán toàn bộ 110 triệu cổ phiếu quỹ cho Tập đoàn SK Group của Hàn Quốc thu về 470 triệu USD.

Trước đó, Chứng khoán Bản Việt được chỉ định làm đại lý thực hiện việc bán cổ phiếu quỹ MSN.

Doanh nghiệp bà Nguyễn Thanh Phượng: 1 cú lật cờ, vượt lên đứng đầu - Ảnh 1.

Chứng khoán Bản Việt của bà Nguyễn Thanh Phượng đứng vị trí số 1 thị phần môi giới quý 4/2018.


Về thị phần môi giới trái phiếu năm 2018, CTCP Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) giữ vững vị trí số 1 với 81,71%, bỏ xa đối thủ đứng thứ 2 CTCK Vietcombank - VCBS, nắm 3,79% thị phần.Mặc dù vươn lên số 1 trong quý 4 nhưng tính chung cả năm 2018, Chứng khoán Sài Gòn SSI vẫn là CTCK chiếm thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ lớn nhất với 18,7%, bỏ xa các đối thủ xếp sau như HSC (11,24%), VCSC (10,95%), VnDirect (7,31%)…

Chứng khoán Bản Việt của bà Nguyễn Thanh Phượng gần đây chứng kiến kết quả kinh doanh đi xuống, không còn được như trước đây, khi mà mọi thứ thuận lợi, thị trường sôi động. Bản Việt phải đánh giá lại các khoản đầu tư tài sản tài chính.

Lợi nhuận sau thuế quý 3 giảm 20% so với cùng kỳ xuống còn 160 tỷ đồng do tình hình thị trường trầm lắng, ảnh hưởng tới hoạt động môi giới và việc VCI đánh giá lại các khoản đầu tư tài sản tài chính ghi nhận qua lãi/lỗ (FVTPL) của công ty.

Cổ phiếu VCI của Chứng khoán Bản Việt hiện đứng ở mức thấp trong vòng hơn 1 năm qua, giảm hơn 50% so với đỉnh (khoảng 88.000 đồng/cp - giá điều chỉnh) hồi tháng 4 xuống còn 43.000 đồng/cp như hiện nay.

Trước đó, trong năm 2017 và quý 1/2018, thị trường chứng khoán (TTCK) sôi động và lên đỉnh (ngày 9/4/2018), hàng loạt các công ty chứng khoán đã ghi nhận doanh thu tăng vọt và lợi nhuận khủng.

 

Riêng trong quý 1, Chứng khoán Bản Việt ghi nhận lợi nhuận trước thuế hơn 400 tỷ đồng, sau thuế hơn 330 tỷ đồng. Thị trường sôi động giúp VCSC có hàng loạt hợp đồng lớn, với giá trị giao dịch trên 40 ngàn tỷ đồng cho nghiệp vụ IB.

Trong năm 2017, ghi nhận doanh thu hơn 1,5 ngàn tỷ đồng, tăng 77% so với năm trước đó. Trong năm 2017, VCI đã thực hiện thành công các hợp đồng lớn trên thị trường như trường hợp VietJet, VPBank, PNJ…

Doanh nghiệp bà Nguyễn Thanh Phượng: 1 cú lật cờ, vượt lên đứng đầu - Ảnh 2.

Bà Nguyễn Thanh Phượng.

Trong năm 2018, Bản Việt đặt kế hoạch lãi hơn 1.000 tỷ đồng, doanh thu hơn 1,7 ngàn tỷ đồng… và trả cổ tức 1.500 đồng/cổ phần. VCI cũng đặt kế hoạchduy trì vị thế nằm trong các công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất.

Tuy nhiên, kế hoạch VCI đặt ra với kỳ vọng chỉ số VN-Index sẽ đạt 1.250 điểm trên cơ sở tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết, thị trường tiêu dùng ở mức cao, thị trường bất động sản ổn định… Nhưng trên thực tế, TTCK suy giảm mạnh trong khoảng 6 tháng qua.

 

Gần đây, Chứng khoán Bản Việt của bà Nguyễn Thanh Phượng cũng đã có những quyết định quan trọng trong thời kỳ biến động. VCI thay đổi tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên mức tối đa 100%; bán cổ phiếu ESOP với giá ưu đãi, chỉ bằng gần 1/3 thị giá trên sàn chứng khoán cho người lao động. VCI của bà Phượng cũng thưởng đậm, tỷ lệ 35% cho cổ đông (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu nhận 35 cổ phiếu mới), qua đó, điều chỉnh vốn điều lệ từ 1.200 tỷ đồng lên gần 1.620 tỷ đồng.

Hồi đầu tháng 7, doanh nghiệp của bà Nguyễn Thanh Phượng tính vụ lớn 800 tỷ đồng, thông qua phương án phát hành riêng lẻ 80.000 trái phiếu ghi danh, không chuyển đổi, mệnh giá 10 triệu đồng/trái phiếu.

Chứng khoán Bản Việt là công ty chứng khoán đứng thứ 2 trên thị trường tính theo giá trị vốn hóa. Công ty do bà Nguyễn Thanh Phượng làm chủ tịch HĐQT. Chồng bà Phượng là Nguyễn Bảo Hoàng là thành viên HĐQT.

Chứng khoán Bản Việt hiện nằm top đầu trong nhiều mảng dịch vụ như: tư vấn tài chính, môi giới, tự doanh, thực hiện nhiều thương vụ nổi tiếng như trường hợp tư vấn niêm yết Techcombank.

Hiện tại, tỷ lệ NĐT nước ngoài nắm giữ tại VCI không được công bố nhưng giao dịch tăng sở hữu của nhóm cổ đông Dragon Capital gần đây cho thấy, riêng nhóm này đã nắm giữ hơn 9% cổ phần VCSC.

 

Bên cạnh đó, còn nhiều nhóm cổ đông nước ngoài đang nắm giữ như KIMTC, Vietnam Holding, JPMorgan AM…

1


Theo Vietnamnet
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm