Hỗ trợ doanh nghiệp

Doanh nghiệp lo đứt gãy chuỗi sản xuất khi bị phong toả

DNVN - Hiện, dịch bệnh COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp bị phong toả, ngưng hoạt động do phát hiện ca nghi nhiễm. Điều này đã khiến doanh nghiệp gặp khó trong sản xuất, khả năng đối tác huỷ đơn hàng là rất cao.

Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam kiến nghị Chính phủ giảm lãi suất ‘cứu’ doanh nghiệp / Ưu tiên đặc biệt cho phương tiện chở hàng thiết yếu cho TP.HCM và các tỉnh phía Nam

Gián đoạn chuỗi sản xuất khi bị phong toả

Ngày 11/7, ông Hoàng Minh Tuấn Anh, Chủ tịch UBND quận 7 (TP Hồ Chí Minh) đã có văn bản gửi Ban Quản lý các Khu chế xuất - Khu công nghiệp thành phố (Hepza) và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tân Thuận về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Theo đó, UBND quận 7 đề nghị Hepza và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tân Thuận thông báo đến 29 doanh nghiệp trong Khu chế xuất Tân Thuận có các trường hợp công nhân nghi nhiễm SARS-CoV-2 tạm thời phong tỏa cách ly y tế để kiểm soát dịch bệnh.

Đồng thời, Hepza xem xét tạm ngưng hoạt động sản xuất đối với 29 doanh nghiệp này và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định.

Mục đích của việc xem xét tạm ngừng hoạt động 29 doanh nghiệp trên là nhằm kịp thời hạn chế nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 trong khu chế xuất và ra ngoài cộng đồng. Trước quyết định này, nhiều doanh nghiệp cho rằng, họ quá bất ngờ và trở tay không kịp.

ông Hoàng Xuân Thái, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Furukawa Automotive Parts Vietnam Inc cho biết, công ty ông có 5 xưởng sản xuất tại khu chế xuất Tân Thuận với 8.000 công nhân. Tuy nhiên, sáng 12/7 đã bị phong tỏa 4 xưởng và chỉ còn lại 1 xưởng tại đường số 19 khu chế xuất được hoạt động.

Theo ông Hoàng Xuân Thái, Công ty TNHH Furukawa Automotive Parts Vietnam Inc có 5 xưởng sản xuất tại khu chế xuất Tân Thuận đã bị phong tỏa 4 xưởng và chỉ còn lại 1 xưởng tại đường số 19 khu chế xuất được hoạt động.

Ông Hoàng Xuân Thái- Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Furukawa Automotive Parts Vietnam Inc cho biết, công ty ông có 5 xưởng sản xuất tại Khu chế xuất Tân Thuận với khoảng 7.500 công nhân. Cũng như những đơn vị khác, hoạt động sản xuất của công ty gặp rất nhiều khó khăn trước làn sóng bùng phát dịch lần thứ 4.

Trước yêu cầu thực hiện “mục tiêu kép” và bảo đảm an toàn sản xuất, kinh doanh, Ban lãnh đạo Công ty TNHH Furukawa Automotive Parts Vietnam Inc liên tục yêu cầu, nhắc nhở công nhân thực hiện nghiêm thông điệp 5K; nâng khẩu phần ăn để công nhân bảo đảm sức khỏe; đồng thời tăng cường các biện pháp phòng chống dịch dịch COVID-19.

Tuy nhiên, ngay sau khi có văn bản của UBND quận 7 về việc tạm thời phong tỏa cách ly y tế đối với doanh nghiệp để kiểm soát dịch bệnh, sáng 12/7 công ty ông đã bị phong tỏa 4 nhà xưởng và chỉ còn lại 1 xưởng được hoạt động.

Theo ông Thái, với việc phong tỏa này, hoạt động sản xuất của công ty đã bị ảnh hưởng gần như toàn bộ, nhiều đơn hàng của chúng tôi đã ký buộc phải giao chậm cho khách hàng. Những ngày qua, ban lãnh đạo công ty phải liên hệ khách hàng để xin lỗi. Đối với những đơn hàng cần gấp công ty sẽ ưu tiên và dồn lực cho phân xưởng duy nhất còn lại sản xuất. Tuy nhiên, dù có làm hết công suất cũng khó đáp ứng đầy đủ các đơn hàng cho khách.

Công nhân tại các khu chế xuất, khu công nghiệp là đối tượng có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao.

Công nhân tại các khu chế xuất, khu công nghiệp là đối tượng có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao.

Không chỉ đối mặt với ảnh hưởng của hoạt động sản xuất, ông Thái cho biết thêm, Công ty TNHH Furukawa Automotive Parts Vietnam Inc còn đang gặp khó khi nhiều công nhân lo sợ dịch bệnh đã nghỉ ngang về quê. Số khác sau khi nghe tin bị phong tỏa đã tự nghỉ mà không thông báo với ban quản lý. Lao động nghỉ việc quá nhiều khiến doanh nghiệp lao đao và tương lai chúng tối sẽ gặp khó trong tuyển dụng khi thành phố hết cách ly.

Tương tự, lãnh đạo một công ty may mặt tại khu chế xuất Tân Thuận cho biết, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp, lây lan nhanh và nguy hiểm, khó lường, những động thái của cơ quan chức năng trong việc phòng chống dịch rất tốt và đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, việc thông báo tạm ngưng hoạt động quá đột ngột khiến doanh nghiệp trở tay không kịp.

Theo vị này, doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu nếu bị đóng cửa đột ngột có thể đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc không cung ứng đơn hàng kịp thời buộc khách hàng phải tìm nguồn cung thay thế nên sau này dịch lắng xuống cũng không có đơn hàng nữa, lúc đó thì hàng vạn lao động sẽ bị ảnh hưởng công việc. “Cơ quan chức năng cần đưa ra các điều kiện, tiêu chuẩn và thời gian để các doanh nghiệp sắp xếp sao cho hợp lý, cân đối 2 nhiệm vụ vừa chống dịch vừa bảo đảm sản xuất, tránh chỉ thị đột ngột, mâu thuẫn, chồng chéo…”, vị này nói.

Nỗ lực vượt qua đại dịch

Cùng với khu chế xuất Tân Thuận, nhiều doanh nghiệp ở các quận khác cũng đang gặp khó trong khâu nhân sự, nhiều nơi đang thiếu nhân lực trầm trọng do dịch bệnh.

Dù chưa rơi vào tình trạng bị phong toả, nhưng theo ông Trần Việt Anh- Tổng Giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu Nam Thái Sơn (TP Hồ Chí Minh), hoạt động sản xuất của công ty ông bị ảnh hưởng rất nhiều. Do gần 1 nửa lao động của công ty đều ở Bình Dương. Trước ảnh hưởng và diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh và cả Bình Dương nên nhiều công nhân phải tuân thủ quy định ở nhà, thực hiện giản cách nên không thể đến nhà máy được. Việc thiếu người ở dây chuyền sản xuất đã khiến hoạt động của công ty ảnh hưởng nghiêm trọng, đó là chưa kể các đối tác cung ứng vật tư, giao nhận... đều gặp nhiều khó khăn.

Để “chữa cháy”, ban lãnh đạo Công ty CP Xuất nhập khẩu Nam Thái Sơn đã quyết định thuê 1 nhà kho gần nhà máy sản xuất cho công nhân ở lại. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài cũng không thể trụ được, bởi việc đảm bảo vệ sinh, ăn uống của công nhân đang gặp khó khi thực phẩm khan hiếm.

“Không chỉ vậy, các đối tác công ty giao nhận hàng đều ở Đồng Nai, Bình Dương nay muốn vào nhà máy nhận hàng thì tài xế buộc có giấy xét nghiệm SARS-CoV-2. Cứ sau 72h xét phải xét nghiệm 1 lần đã khiến nhiều tài xế nản, bỏ việc ngang chừng.

Thiếu người làm thì hoạt động xuất nhập hàng xuống cảng để chuyển cho đối tác không được. Đối tác nước ngoài cũng có thể thông cảm 1 vài lần trong ngắn hạn nhưng nếu kéo dài thì đơn hàng bị hủy. Trong khi đó, các đối thủ của công ty ở các nước khác sản xuất bình thường. Mình không có hàng giao, họ sẵn sàng nhảy vào cung cấp ngay và như vậy sẽ mất luôn khách hàng”, ông Việt Anh cho hay.

Công nhân Ba Huân giãn cách trong dây chuyền sản xuất trứng.

Công nhân Ba Huân giãn cách trong dây chuyền sản xuất.

Hiện Công ty cổ phần Ba Huân có trụ sở tại quận 6, TP Hồ Chí Minh hằng ngày cũng hồi hộp với thông tin dịch bệnh và chạy đua trong hoạt động sản xuất. Ông Phạm Thanh Hùng- Giám đốc Công ty cổ phần Ba Huân cho biết, COVID-19 đã xâm nhập nhiều khu công nghiệp và khiến nhiều đơn vị phải ngưng sản xuất. Nhóm doanh nghiệp cung cấp thực phẩm thiết yếu cho người dân vì thế cũng không khỏi lo lắng.

Theo ông Hùng, với số lượng nhân sự lên đến hàng nghìn người nên công tác bảo đảm an toàn cho người lao động được công ty đặt lên hàng đầu. Hiện công ty đã kích hoạt và xây dựng phương án phòng dịch thắt chặt để vừa bảo vệ người lao động, vừa đáp ứng chuỗi cung ứng sản xuất không bị đứt gãy.

Nay nhu cầu thị trường trong mùa dịch tăng cao hơn nên công ty cũng phải gia tăng công suất. Các biện pháp phòng ngừa dịch được công ty triển khai rất sớm như thành lập ban phòng chống dịch; phân tách các bộ phận làm việc độc lập như chăn nuôi, sản xuất, văn phòng riêng biệt… ngoài ra, công ty đã kích hoạt phương án "3 tại chỗ": tổ chức sản xuất, ăn uống và nghỉ ngơi tại chỗ.

“Với cách điều hành tách bạch và kỹ mọi khâu hoạt động, may mắn đến bây giờ Ba Huân vẫn bảo toàn lực lượng và tiếp tục sản xuất, kinh doanh để không bị đứt gãy chuỗi cung ứng. Với tình hình hiện tại, ban chỉ đạo phòng chống dịch của công ty luôn giám sát và theo dõi hoạt động của người lao động để tuân thủ các biện pháp. Riêng với đội vận chuyển và giao nhận được trang bị trang phục bảo hộ để tránh sự xâm nhập của virus. Toàn bộ nhân viên đã được công ty thuê đội y tế quận 6 về xét nghiệm hai lần một tuần vào thứ 2 và thứ 5”, ông Hùng cho biết.

Đức Linh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm