Doanh nghiệp logistics "sốt ruột" chờ hướng dẫn sau khi TP Hồ Chí Minh siết Chỉ thị 16
Bình Dương: 1.732 doanh nghiệp, với 256.365 lao động thực hiện phương án “3 tại chỗ” / Tiềm năng du lịch cộng đồng ở miền biên cương Hà Tĩnh
Hiệp Hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) vừa có văn bản đề nghị TP Hồ Chí Minh có các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp vận tải trong bối cảnh thành phố siết chặt Chỉ thị 16, thực hiện theo Nội dung được đề cập trong Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban thường vụ Thành uỷ TP Hồ Chí Minh.
Sau khi Chỉ thị 12 nêu trên được ban hành, VLA đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi của các doanh nghiệp hội viên đang kinh doanh dịch vụ vận tải, logistics trên địa bàn thành phố về cách thức áp dụng Chỉ thị.
VLA cho biết, các doanh nghiệp logistics nói chung muốn có hướng tháo gỡ khó khăn khi thực hiện yêu cầu xe tải phải có mã QR Code khi đi qua chốt kiểm dịch cửa ngõ TP Hồ Chí Minh (theo điểm 2.3 Chỉ thị 12 nêu trên).
Theo thống kê của VLA, có 70% xe tải, container của thành phố hiện vẫn chưa được cấp mã, mặc dù phần lớn đã đăng ký với các cảng. Nếu lượng xe này không được đi qua các chốt kiểm dịch sẽ gây đứt gãy nghiêm trọng chuỗi cung ứng, không thể vận chuyển hàng hóa sản xuất, ùn tắc cảng biển và các khu công nghiệp,…
Cơ quan chức năng kiểm tra giấy tờ liên quan của người lái xe tại chốt kiểm soát.
Do đó, VLA đề nghị thành phố cần có cơ chế cấp mã nhanh hoặc có số điện thoại hotline để hỗ trợ các doanh nghiệp. Đồng thời, TP Hồ Chí Minh cũng chưa nên áp dụng quy định này ở thời điểm hiện tại cho đến khi giải quyết hết hồ sơ cấp mã.
Ngoài ra, để bảo đảm vừa chống dịch, vừa lưu thông hàng hóa và tiếp tục đáp ứng việc sản xuất, kinh doanh, VLA đã đưa ra các đề xuất. Thứ nhất, cần quy định rõ các hoạt động vận tải thiết yếu gồm vận tải hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt đời sống của người nhân dân và công tác phòng chống dịch bệnh; vận tải nguyên vật liệu, thành phẩm, thiết bị, phụ tùng phục vụ sản xuất, xuất nhập khẩu hoặc lưu trữ hàng hóa.
Thứ hai, đề xuất cho người lao động của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải logistics được phép hoạt động theo hình thức. Cụ thể: các lao động là lái xe vận tải, người hỗ trợ lái xe vận tải, nhân sự hỗ trợ vận tải làm việc tại kho, cảng, trung tâm phân phối, trung tâm logistics được phép làm việc tại kho, cảng, trung tâm phân phối, trung tâm logistics. Các doanh nghiệp phải làm giấy xác nhận và chịu trách nhiệm về tính xác thực trước cơ quan quản lý về nhóm lao động này.
Bên cạnh đó, các lao động là nhân sự hỗ trợ vận tải làm việc tại văn phòng có danh sách cụ thể được doanh nghiệp xác nhận về tính tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 để thực hiện các nghiệp vụ hậu cần liên quan đến các nhóm hàng như nhóm lao động nêu trên hoặc nêu tại mục 4 của Chỉ thị 16.
TP Hồ Chí Minh quyết định kéo dài đợt giãn cách theo Chỉ thị 16 thêm 8 ngày cho đến ngày 1/8, và bổ sung nhiều biện pháp mạnh phòng chống COVID-19. Theo Thành uỷ TP Hồ Chí Minh, sau thời gian giãn cách theo Chỉ thị 16, dịch bệnh vẫn tiến triển phức tạp với số ca tăng lên. Thành phố yêu cầu người dân chấp hành nghiêm chỉ thị chỉ ra đường khi thật sự cần thiết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo