Hỗ trợ doanh nghiệp

Bình Dương: 1.732 doanh nghiệp, với 256.365 lao động thực hiện phương án “3 tại chỗ”

DNVN – Tỉnh Bình Dương hiện có 1.732 doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã đăng ký thực hiện theo 2 phương án “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường, 2 địa điểm”, đáp ứng chỗ ăn ở và làm việc cho 256.365 lao động.

Bình Dương: Dừng hoạt động công trình xây dựng nếu không đảm bảo quy định phòng chống dịch / Bình Dương: Ngành gỗ xuất khẩu tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm 2021

Theo Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Bình Dương, đã có thêm 333 doanh nghiệp đăng ký phương án tổ chức ăn ở và làm việc tại nhà máy trong thời gian toàn tỉnh thực hiện giãn cách xã hội phòng chống dịch bệnh COVID-19 theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Ngày càng nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương thực hiện phương án "3 tại chỗ" để vừa phòng chống dịch vừa an toàn sản xuất.

Ngày càng nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương thực hiện phương án "3 tại chỗ" để vừa bảo đảm phòng chống dịch, vừa an toàn sản xuất.

Theo đó, có 294 doanh nghiệp thực hiện phương án “3 tại chỗ”, 39 doanh nghiệp thực hiện phương án “1 cung đường, 2 địa điểm”, đáp ứng chỗ ăn ở và làm việc cho 44.090 công nhân viên lao động.

Như vậy, tính đến nay, trong các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã có 1.732 doanh nghiệp đăng ký thực hiện theo 2 phương án “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường, 2 địa điểm”, đáp ứng chỗ ăn ở và làm việc cho 256.365 lao động.

Được biết, Bình Dương hiện có khoảng 50.000 doanh nghiệp với hơn 1,2 triệu lao động đến từ hầu hết các tỉnh, thành. Trong đó có 29 KCN, có gần 3.000 doanh nghiệp, với khoảng 500.000 lao động; 12 cụm công nghiệp với 40.000 lao động. Đồng thời có nhiều khu nhà trọ đan xen các nhà máy, xí nghiệp, do đó nguy cơ dịch bệnh xâm nhập, lây lan vào doanh nghiệp.

Theo ông Bùi Minh Trí, Trưởng Ban Quản lý các KCN tỉnh Bình Dương, để cắt đứt nguồn lây trong các KCN, thực hiện chỉ đạo của tỉnh, Ban đã yêu cầu doanh nghiệp phải đánh giá an toàn và thực hiện 2 phương án, gồm: “3 tại chỗ” (ăn, ở, sản xuất tại nhà máy); “1 cung đường, 2 địa điểm” đối với công nhân có xe đưa rước từ nơi ở đến nhà máy. Nếu doanh nghiệp không thực hiện một trong hai phương án trên thì yêu cầu tạm dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh.

 

Đây là giải pháp mạnh, là biện pháp an toàn nhất trong bối cảnh hiện nay, nhằm bảo đảm an toàn cho người lao động, doanh nghiệp, bảo đảm chuỗi sản xuất không gián đoạn. Tỉnh mong muốn các doanh nghiệp ủng hộ, khắc phục mọi khó khăn, chung tay thực hiện “mục tiêu kép”.

Cũng theo ông Bùi Minh Trí, bên cạnh nhiệm vụ phòng, chống dịch, Ban Quản lý các KCN tỉnh Bình Dương cũng tăng cường các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đồng hành cùng doanh nghiệp.

“Với các biện pháp phòng, chống dịch bệnh quyết liệt trong các KCN được doanh nghiệp và người lao động đồng tình ủng hộ bằng những việc làm thiết thực, có trách nhiệm, góp phần duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo đảm chuỗi sản xuất không bị gián đoạn, duy trì chuỗi cung ứng để giữ vững thành trì công nghiệp của tỉnh”, Trưởng Ban Quản lý các KCN tỉnh Bình Dương nhấn mạnh.

Viên Hữu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm