Hỗ trợ doanh nghiệp

Doanh nghiệp sau cổ phần hóa trên sàn chứng khoán

Sau một thời gian thử sức, nhiều doanh nghiệp đã chuyển sàn từ UPCoM để chính thức lên niêm yết trên hai sở giao dịch chứng khoán.

Nhận lương hàng trăm triệu mỗi tháng, phi công Vietnam Airlines vẫn bỏ đi? / DragonGroup phân phối xe VinFast, định hướng thành đại lý ủy quyền hàng đầu miền Bắc

Điều này cho thấy nỗ lực vươn lên nắm bắt các chuẩn mực quản trị cao hơn của các doanh nghiệp hậu cổ phần hóa.

Hơn 800.000 cổ phiếu giao dịch/phiên, cổ phiếu HVN của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam trong hơn 2 năm niêm yết tại UPCoM nằm trong nhóm 5 cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất. Chuyển từ sàn UPCoM lên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM là bước tiến trong việc khai thác nguồn vốn dồi dào từ thị trường chứng khoán.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM có quy định về quy mô vốn cao hơn, quy định công bố thông tin, quản trị khắt khe nhất. Từ đầu năm đến nay, trong 5 doanh nghiệp niêm yết có đến 3 doanh nghiệp chuyển sàn và đều là doanh nghiệp Nhà nước hậu cổ phần hóa do các doanh nghiệp này trong quá trình cổ phần hóa có những cơ chế đặc thù nên phải xử lý xong mới được lên sàn.

Trong khi các doanh nghiệp đã lên UPCoM nỗ lực chuyển sàn để tiếp cận các tiêu chuẩn ngày càng minh bạch hơn, vẫn còn có đến hơn 600 DN chây ì lên sàn sau cổ phần hóa. Tốc độ lên sàn của các doanh nghiệp này từ đầu năm đến nay còn chậm hơn so với cùng kỳ các năm trước.

Từng bước từ thị trường UPCoM đến các sàn HNX, HOSE sẽ giúp cho doanh nghiệp hậu cổ phần hóa nâng cao tính minh bạch, chất lượng quản trị và tìm kiếm thêm nguồn vốn. Chính vì vậy, càng chậm, doanh nghiệp càng đánh mất cơ hội của chính mình.

Theo vtv.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm