Hỗ trợ doanh nghiệp

FLC, Vingroup, Hòa Phát… được kỳ vọng sẽ giúp Quảng Bình 'tỏa sáng'

“Với sự tham gia của các nhà đầu tư, đặc biệt là những con sếu lớn trên bầu trời Quảng Bình như FLC, Vingroup, Hoà Phát..., Chính phủ tin tưởng rằng cái khá cái giàu sẽ ngày càng sinh sôi nảy nở, và tất nhiên cái nghèo sẽ không còn được nhắc...”.

Vinacomin chào mua công khai thêm 14% vốn cổ phần Than Cọc 6 / Điện gió vẫn cần đòn bẩy về giá

Quần thể sân golf, resort, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp FLC Quảng Bình

“Chậm một ngày, lỡ một ngày cơ hội”

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh trong Hội nghị Xúc tiến Đầu tư Quảng Bình 2018 diễn ra sáng qua, 27/8.

Du lịch là một trong những mũi nhọn phát triển đang ghi dấu ấn đậm néttrong hoạt động kinh tếtại Quảng Bình. Những "con số biết nói" làgần 3,5 triệu khách du lịch năm 2017, tăng trưởng trên 71%; trong đó, riêng khách quốc tế tăng 110%... Kết quả là sang năm 2018, với tốc độ tăng trưởng du khách tiếp tục cao,sân bay Đồng Hới đã phục vụvượt công suất thiết kế.

Bài toán đặt ra lúc này là tiếp tục các giải pháp để khai thác hiệu quả hơn nữatiềm năng du lịch vẫn còn rất lớn của Quảng Bình.“Nếu chúng ta chậm một ngày thì Quảng Bình và ngành du lịch Việt Nam đang lỡ đi một ngày cơ hội”, Thủ tướng nói.

Cơ hội ở đây, như Thủ tướng đề cập, là rất nhiều di sản hiếm,khiến cả thế giới phải kinh ngạc, gồmHang Sơn Đoòng, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng... đang chờ được khai thác hiệu quả hơn.

 

“Là một vùng đất huyền bí, một viên kim cương xanh độc nhất vô nhị, một nền văn minh cổ sánh nganh cùng hàng ngũ những nền văn minh lâu đời nhất châu Á, Quảng Bình có sứ mệnh đưa Việt Nam trở thành một thương hiệu du lịch có tầm ảnh hưởng toàn cầu”, Thủ tướng nhận xét.

Do đó, Thủ tướng giao nhiệm vụ cho Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương nghiên cứu nâng cấp Cảng hàng không Đồng Hới trở thành sân bay quốc tế, nhằm đáp ứng điều kiện cho phép người nước ngoài xuất nhập cảnh bằng thị thực điện tử.

Với cảng hàng không quốc tế, Quảng Bình còn phát huy thế mạnh du lịch của các địa phương trong khu vực, nhưHà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng... để tạo nên một hệ sinh thái đa dạng, đưa du lịch Việt Nam đi xa hơn và có sức cạnh tranh hội nhập toàn cầu.

Theo đó, Thủ tướng cho rằngchiến lược trung tâm củaQuảng Bình là dịch vụ hoá ngành kinh tế; phát huy tối đa ngành mũi nhọn du lịch song song với gìn giữ phát huy giá trị văn hoá, di sản...

Góp sức cùng Quảng Bình,Thủ tướng cho rằng những doanh nghiệp như Vingroup hayFLC… có thể giúp Quảng Bình "tỏa sáng".

 

“Quảng Bình đang chuyển động mạnh mẽ”

Khác với hội nghị xúc tiến đầu tư cách đây 3 năm của Quảng Bình, lần này, nhiều “sếu lớn” bắt đầu “làm tổ” trên địa bàn tỉnh nhằm khai thác các tiềm năng lợi thế của tỉnh bằng các dự án cụ thể.

Là nhà đầu tư lớn nhất vào Quảng Bình, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC cho rằng, Quảng Bình có tiềm năng rất lớn về du lịch, có thể trở thành “làn gió Đại Phong” của du lịch Việt Nam như kỳ vọng của Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, số lượng cơ sở lưu trú và đặc biệt là lưu trú cao cấp tại Quảng Bình còn rất hạn chế. Hệ số lưu trú của du khách đến Quảng Bình hiện chỉ đạt khoảng 1 ngày, thấp hơn rất nhiều so với lưu trú trung bình tại các thành phố du lịch khác của Việt Nam.

Ông Quyết cho rằng những hạn chế này có thể là “điểm nghẽn” đối với sự phát triển bền vững và thịnh vượng của Quảng Bình. Chính vì vậy, Tập đoàn FLC đã quyết định đầu tư quần thể nghỉ dưỡng FLC Quảng Bình với quy mô gần 2.000 ha riêng trong giai đoạn 1, bao gồm hệ thống các khách sạn, resort cao cấp được quản lý bởi các thương hiệu hàng đầu thế giới; chuỗi sân golf được quy hoạch liên hoàn lớn nhất Đông Nam Á; dự án khu vui chơi giải trí; khu vườn thú đêm quy mô cùng nhiều tiện ích cao cấp...

 

Theo người đứng đầu Tập đoàn FLC, dự án này cùng với Hãng hàng không Bamboo Airways - dự kiến cất cánh trong tháng 10 năm nay, sẽ góp phần thúc đẩy đà phát triển du lịch của Quảng Bình cũng như tăng cường kết nối, thông thương của tỉnh nhà trên trục hành lang phát triển kinh tế Đông - Tây, trên thị trường khu vực và thế giới.

Nhận định về môi trường thu hút đầu tư tại Quảng Bình, ông Quyết khẳng định những năm gần đây, Quảng Bình đã và đang chuyển động mạnh mẽ trong cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh cũng như nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh.

“Đối với dự án FLC Quảng Bình, lãnh đạo tỉnh không chỉ trực tiếp ra Hà Nội để phối hợp giải quyết công việc cùng Tập đoàn mà còn thành lập Ban chỉ đạo chuyên trách do đích thân đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Dự án...”, ông Quyết chia sẻ.

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Nguyễn Hữu Hoài cho biết: “Thông qua hội nghị lần này, tỉnh Quảng Bình mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm hơn nữa của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cácbộ, ngành Trung ương, các nhà đầu tư trong và ngoài nước với mong muốn đưa Quảng Bình bứt phá trở thành một tỉnh giàu và đẹp, nơi con người và thiên nhiên luôn hòa quyện với nhau, một trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước và khu vực Đông Nam Á”.

Cũng tại Hội nghị, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, tỉnh Quảng Bình đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và biên bản thỏa thuận hợp tác đầu tư cho 66 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 7 tỷ USD.

 

Trong đó, Tập đoàn FLC là doanh nghiệp cam kết đầu tư nhiều nhất với số vốn khoảng 63.000 tỷ đồng, với 9 dự án được trao Giấy chứng nhận đầu tư, tổng vốn đầu tư gần 16.000 tỷ đồng; 2 dự án được trao Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư, tổng mức đầu tư là 47.000 tỷ đồng.

Theo Thời báo ngân hàng
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo