Hỗ trợ doanh nghiệp

Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp hồi phục sau dịch COVID-19

Sau gần 1 tháng thực hiện Thông tư 01 của Chính phủ, hàng loạt ngân hàng đã bắt đầu triển khai hỗ trợ cho những doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.

Sớm triển khai giải pháp hỗ trợ DN Việt Nam - Nhật Bản / Các doanh nghiệp FDI lạc quan về nền kinh tế Việt Nam

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khoảng thời gian quý I thường là lúc các doanh nghiệp lên kế hoạch kinh doanh cho một năm tài chính mới. Do đó, tỷ lệ doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong thời gian này sẽ nhiều nhất. Đây cũng là thời điểm dòng vốn được các doanh nghiệp thêm tối đa vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất. Tuy nhiên, năm 2020, quy luật này đã bị đảo ngược chiều. Theo đó, trong 3 tháng đầu năm, cả nước đã có tới gần 35.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, con số kỷ lục từ trước đến nay. Hiện tâm lý nghe ngóng, chờ đợi, "đóng băng" hoặc "ngủ đông" đang diễn ra tại nhiều doanh nghiệp trước khi họ quyết định tiếp tục kinh doanh hay ngừng hoạt động.

Ảnh minh họa.

Số vốn đăng ký của doanh nghiệp mới thành lập giảm 6,4%. Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong quý I đạt khoảng 900.800 tỉ đồng, giảm 17,7%. Điều này đồng nghĩa các doanh nghiệp đã không tiếp tục sản xuất mới, thu hẹp quy mô hoạt động. Như vậy, chỉ có chưa đầy 1% số doanh nghiệp gia tăng lao động.

Theo kết quả khảo sát nhanh của VCCI, gần 85% doanh nghiệp cho biết dịch bệnh đã làm cho thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, gần 60% bị thiếu vốn và đứt dòng tiền kinh doanh. 82% doanh nghiệp cho rằng doanh thu năm 2020 sẽ bị sụt giảm từ 30 - 50% và 40% doanh nghiệp bị phá sản.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 18.600 doanh nghiệp hiện tạm thời đóng cửa, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2019, 12.200 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể. Con số này được dự báo sẽ tiếp tục tăng nếu không được sự hỗ trợ kịp thời.

Chương trình 285.000 tỷ đồng mà ngành ngân hàng đang triển khai hỗ trợ doanh nghiệp không phải là tiền từ ngân sách Nhà nước mà là nguồn vốn mà các ngân hàng huy động từ dân cư và sắp xếp để cho vay, giãn nợ cho doanh nghiệp. Chỉ sau một thời gian ngắn triển khai, đến nay đã có khoảng gần 100.000 tỷ đồng được các ngân hàng hỗ trợ, ứng cứu doanh nghiệp thông qua các chính sách: giãn nợ, giảm lãi suất. Rà soát từng khách hàng, khẩn trương đưa ra chính sách trợ giúp, hỗ trợ cho doanh nghiệp là điều mà nhiều ngân hàng đã và đang thực thi trong bối cảnh khó khăn hiện nay.

 

Ngoài việc giữ nguyên nhóm nợ, giảm và miễn lãi cho doanh nghiệp, hàng loạt chương trình cho vay ưu đãi, cho vay với lãi suất giảm so với thông thường từ 2 - 5% đang được nhiều ngân hàng đồng loạt triển khai. Nhiều chương trình không giới hạn bất kỳ mục đích vay nào và ưu đãi lãi suất áp dụng cho tất cả khách hàng có tài khoản tiền gửi thanh toán với số dư bình quân tương đương 3 tháng thu nhập được đưa ra, góp phần giúp doanh nghiệp ứng phó với dịch bệnh COVID-19.

Hiện dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến khá phức tạp và chưa có dấu hiệu dừng lại. Vì vậy, ngoài việc tự sắp xếp lại ngành hàng, tự quản trị lại doanh nghiệp, nhân sự để tiết giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cũng cần thường xuyên liên kết với cơ quan chức năng để kịp thời điều chỉnh chiến lược kinh doanh nhằm nhận được hỗ trợ từ địa phương cũng như của Chính phủ.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm