Các doanh nghiệp FDI lạc quan về nền kinh tế Việt Nam
Theo khảo sát của Hiệp hội doanh nghiệp Đức tại Việt Nam, gần 90% doanh nghiệp tham gia khảo sát không có ý định giảm đầu tư tại Việt Nam.
Hành khách hưởng dịch vụ tiêu chuẩn Vietnam Airlines khi bay liên danh Vietnam Airlines – Jetstar Pacific / Central Retail trao tặng 70.000 khẩu trang y tế và 9.000 kính chống giọt bắn phòng chống dịch Covid - 19
Đại dịch COVID-19 đang ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm nay từ một số tổ chức kinh tế thế giới như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) cũng giảm mạnh. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn được đánh giá sẽ tăng trưởng tốt nhất trong khu vực. Các doanh nghiệp FDI cũng thể hiện sự lạc quan về nền kinh tế Việt Nam trong trung và dài hạn.
Ảnh minh họa.
Theo khảo sát mới nhất của Hiệp hội doanh nghiệp Đức tại Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp Đức đang hoạt động tại Việt Nam đều chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 như sụt giảm doanh thu và đơn hàng, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, buộc phải cắt giảm nhân sự. Tuy nhiên, gần 90% doanh nghiệp tham gia khảo sát không có ý định giảm đầu tư tại Việt Nam, thậm chí khoảng một nửa số doanh nghiệp còn dự định mở rộng đầu tư tại thị trường này.
Một số tổ chức kinh tế thế giới như Ngân hàng phát triển Châu Á và Quỹ tiền tệ thế giới dự báo rằng cuộc khủng hoảng y tế COVID-19 sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng về kinh tế, cụ thể là trong lĩnh vực tài chính và nợ công.
Theo Ngân hàng phát triển Châu Á, sự gia tăng của tầng lớp trung lưu, tăng trưởng tiêu dùng nội địa, giải ngân vốn ODA hiệu quả, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, phát triển kinh tế tư nhân và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh sẽ vẫn tiếp tục là động lực giúp Việt Nam phục hồi kinh tế sau đại dịch và tăng trưởng trong trung và dài hạn. Tuy nhiên, Việt Nam cần đảm bảo linh hoạt để đáp ứng sự phục hồi không đồng đều của các thị trường thương mại lớn của mình để phục hồi kinh tế tốt hơn, sau khi đại dịch COVID-19 đi qua.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo