Giao tiếp cá nhân (Personal communication) trong kinh doanh là gì?
Đọ tài sắc Thu Quỳnh - Bảo Thanh giữa ồn ào "bằng mặt không bằng lòng" / Lý do Uông Việt, Từ Thiếu Hoa bỏ vai Đường Tăng trong 'Tây du ký 1986'
Hình minh hoạ (Nguồn: bigfishtraining)
Giao tiếp cá nhân trong kinh doanh
Khái niệm
Giao tiếp cá nhân trong tiếng Anh được gọi là personal communication.
Giao tiếp cá nhân là một hệ thống giao tiếp để truyền đạt ý nghĩ, tình cảm, kiến thức, thông tin qua lời nói, hành động và chữ viết của con người trong mỗi nền văn hoá.
Hiểu ngôn ngữ thông thường của một nền văn hóa cho phép chúng ta biết được tại sao người dân nơi đó lại nghĩ và hành động như vậy. Hiểu các hình thức ngôn ngữ khác (cử chỉ, điệu bộ...) của một nền văn hóa giúp chúng ta tránh được việc đưa ra những thông tin gây ngượng ngùng hoặc ngớ ngẩn.
Các ngôn ngữ truyền đạt
- Ngôn ngữ thông thường: là một bộ phận trong hệ thống truyền đạt tin của một nền văn hóa được thể hiện thông qua lời nói hoặc chữ viết.
Sự khác nhau dễ thấy nhất khi chúng ta đến một quốc gia khác là ngôn ngữ. Chúng ta sẽ phải lắng nghe và tham gia vào các cuộc đàm thoại, đọc các văn bản liên quan.
Chỉ có thể hiểu thực sự một nền văn hóa khi biết ngôn ngữ của nền văn hóa đó. Do vậy ngôn ngữ là quan trọng đối với tất cả các hoạt động kinh doanh quốc tế.
- Ngôn ngữ chung: ngôn ngữ chung là ngôn ngữ thứ 3 hoặc là ngôn ngữ liên kết được 2 bên cùng hiểu mà cả hai bên này đều nói những thứ ngôn ngữ bản địa khác nhau. Mặc dù chỉ 5% dân số thế giới nói tiếng Anh như là ngôn ngữ thứ nhất, nhưng đó là ngôn ngữ chung phổ biến nhất trong kinh doanh quốc tế, theo sau là tiếng Pháp và Tây Ban Nha.
Mặc dù ngôn ngữ chính thức của Ấn Độ là tiếng Hindi, nhưng ngôn ngữ chung của nó là tiếng Anh vì nước này trước đây là một thuộc địa của Anh.
- Ngôn ngữ cử chỉ: sự truyền tin qua ám hiệu không âm thanh, bao gồm điệu bộ tay chân, thể hiện nét mặt, ánh mắt, trong phạm vi cá nhân được coi là ngôn ngữ cử chỉ.
Giống như ngôn ngữ thông thường, truyền tin theo ngôn ngữ cử chỉ sẽ bao gồm thông tin lẫn tình cảm và nhiều điều khác của một nền văn hóa này với một nền văn hóa khác.
Người Ý, Pháp, Arập và Venezuela có xu hướng kết hợp điệu bộ và các cử chỉ của cơ thể để truyền đạt trong giao tiếp.
Người Hàn Quốc và Nhật, mặc dù còn dè dặt trong việc thể hiện điệu bộ nhưng ngôn ngữ cử chỉ của họ vẫn chứa đựng rất nhiều thông tin, một cái nhìn bằng mắt có thể mang nhiều ý nghĩa không kém gì điệu bộ vung mạnh hai tay.
Phần lớn ngôn ngữ cử chỉ là rất tinh tế và thường phải mất thời gian để hiểu ý nghĩa của nó. Những điệu bộ cơ thể thường truyền tải nhiều nghĩa khác nhau trong những nền văn hóa khác nhau.
Ví dụ, ám hiệu ngón cái là thô bỉ ở Italia và Hy Lạp nhưng có nghĩa "mọi thứ được đấy" hoặc thậm chí "tuyệt vời" ở Mỹ.
(Tài liệu tham khảo: Kinh doanh quốc tế, Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế Quốc dân)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
359 sản phẩm của 190 doanh nghiệp được vinh danh Thương hiệu quốc gia năm 2024
Xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam tiến vào kỷ nguyên xanh
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần được kết nối với các quỹ ngoại
Vinamilk 16 năm liên tiếp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam
Ba thương hiệu thuộc DNP Holding được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
Đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc