Hỗ trợ doanh nghiệp

Hàng loạt doanh nghiệp báo lỗ nặng trong năm 2020

Bên cạnh nhóm doanh nghiệp vẫn duy trì được đà tăng trưởng trong năm 2002 thì vẫn có nhiều đơn vị công bố con số lỗ lên tới cả nghìn tỷ đồng trong mùa BCTC năm nay.

Cảnh báo doanh nghiệp bất động sản "ôm' nợ lớn từ trái phiếu và ngân hàng / Vinamilk “xông đất” 2021 với lô hàng lớn gồm sữa hạt và sữa đặc xuất khẩu

nhung-khoan-lo-nghin-ty-7170-1612285566.

Tại mùa BCTC năm 2020 đã hé lộ nhiều khoản lỗ nghìn tỷ.

Đứng đầu trong danh sách này phải kể đến Tổng công ty hàng không Việt Nam-CTCP (Vietnam Airlines, mã: HVN) với khoản lỗ lên tới 10.845 tỷ đồng trong năm 2020. Kết quả này được cho là vẫn khả quan hơn so với ước tính lỗ hợp nhất 14.445 tỷ đồng trước đó từ phía Vietnam Airlines.

Chênh lệch đáng kể với ước tính năm 2020 một phần đến từ việc Vietnam Airlines đã được Chính phủ cho phép thay đổi sang cách tính khấu hao máy bay và phân bổ chi phí bảo dưỡng máy bay, động cơ theo tỷ lệ tổng giờ khai thác thực tế so với kế hoạch chứ không áp dụng phương pháp đường thẳng.

Tiếp theo đó phải kể đến CTCP Lọc hoá dầu Bình Sơn (mã: BSR), dù đã ghi nhận tín hiệu tích cực khi có lãi trở lại 6 tháng cuối năm sau hai quý thua lỗ đầu năm, tuy nhiên nỗ lực đó chỉ giúp công ty giảm lỗ năm 2020 xuống còn 2.848 tỷ đồng trong đó công ty mẹ chịu lỗ 2.809 tỷ đồng.

Theo lý giải từ công ty, những tác tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 và biến động của giá dầu thế giới đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2020, công ty đã quyết định lùi lại kế hoạch niêm yết cổ phiếu để tập trung vào các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cốt lõi.

Bên cạnh Vietnam Airlines và Lọc hoá dầu Bình Sơn, do chịu khoản lãi phạt lên tới 18%/năm cùng với ảnh hưởng của Covid-19, Đạm Hà Bắc (mã: DHB) đã công bố khoản lỗ ròng năm 2020 lên tới gần 1.500 tỷ đồng, cao hơn con số dự kiến lỗ 1.132,15 tỷ đồng. Được biết Đạm Hà Bắc đã lỗ liên tiếp kể từ năm 2015 đến nay.

 

Nhắc đến những con số lỗ nghìn tỷ không thể không nhắc đến doanh nghiệp của ông bầu Đoàn Nguyên Đức là CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, mã: HAG) với khoản lợi nhuận âm cho năm 2020 là 2.175 tỷ đồng; trong đó công ty mẹ lỗ 1.200 tỷ đồng, nâng tổng số lỗ luỹ kế của HAGL lên 5.086 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp theo đó giảm hơn 2.000 tỷ còn 9.675 tỷ đồng. Nợ phải trả của Hoàng Anh Gia Lai tại thời điểm 31/12/2020 hơn 26.600 tỷ. Trong đó, vay ngắn hạn gần 8.500 tỷ và vay dài hạn hơn 9.600 tỷ.

Ban lãnh đạo Hoàng Anh Gia Lai cho biết, khi các dự án và tài sản làm cơ sở đảm bảo phát triển và tăng giá trị, các khoản dự phòng được trích lập trong báo cáo năm 2020 có thể được hoàn nhập dần dần. Lúc đó, tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể tiến triển tích cực hơn.

Dù không ghi nhận khoản lỗ nghìn tỷ nhưng CTCP Nhiệt điện Cẩm Phả-TKV (mã: NCP), CTCP Tập đoàn Đất Xanh (mã: DXG)...cũng ghi nhận mức lỗ trung bình hơn 400 tỷ đồng trong năm qua.

Tương tự, "ông trùm BOT" Tasco (mã: HUT) kết thúc năm 2020 với 235 tỷ đồng lỗ ròng, trong khi cùng kỳ lãi gần 54 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên doanh nghiệp hạ tầng này thua lỗ kể từ khi niêm yết (2008).

 

Sau 3 năm, từ cái tên được săn đón bởi giới đầu tư, cổ phiếu HUT chỉ còn được giao dịch tại mức giá "trà đá".

Với lĩnh vực vận tải, du lịch do chịu ảnh hưởng mạnh bởi dịch bệnh Covid-19, trong đó ngoài hai khoản lỗ kinh niên của Vận tải biển và thương mại Phương Đông (mã: NOS) lỗ 225 tỷ đồng và Vận tải biển Việt Nam (Vosco, mã: VOS) lỗ 187 tỷ đồng thì Ánh Dương Việt Nam (mã: VNS) báo lỗ ròng 207 tỷ đồng, Vận tải đường sắt Hà Nội (mã: HRT) lỗ ròng 195 tỷ đồng và Dịch vụ Du lịch Phú Thọ (mã: DSP) lỗ sau thuế 175 tỷ đồng.

Ngoài ra, CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân (Fortex, mã:FTM), Tổng công ty dầu Việt Nam-CTCP (PVOil, mã: OIL), CTCP Tập đoàn Yeah1 (mã: YEG), CTCP Hạ tầng nước Sài Gòn (Saigon Water, mã:SII)... cũng ghi nhận những khoản lỗ hàng trăm tỷ đồng.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm