IFC: Sáng chế "Quy trình xác thực chống hàng giả" của VINASME rất thú vị
(DNVN) - Sáng 26/10, phái đoàn Tổ chức Tài chính quốc tế IFC - một tổ chức đồng cấp với Ngân hàng Thế giới đã trao đổi với lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa VN (VINASME) về kiểm định hàng nông sản và hỗ trợ doanh nghiêp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Tiếp đoàn Tổ chức Tài chính quốc tế IFC, về phía VINASME có ông Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký; bà Phạm Thị Lý - Giám đốc Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và Phát triển đơn vị trực thuộc VINASME.
Phát biểu mở đầu cuộc trao đổi, ông Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký VINASME đã giới thiệu sơ lược về VINAMSE. Ông Nam nhấn mạnh, với mục tiêu hỗ trợ nhiều nhất cho các DNNVV, VINASME đã chủ động phối hợp với các cấp, các ngành và đối tác trong việc lựa chọn chương trình nội dung và phương thức hỗ trợ hội viên phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong thực tế, VINASME đã thực hiện nhiều hình thức tuyên truyền, quảng bá về cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp và Hiệp hội trong xã hội.
Tại cuộc làm việc, phái đoàn IFC bày tỏ mong muốn tìm hiểu về thực hiện kiểm định, xin chứng nhận chất lượng nông sản (rau, quả) xuất khẩu và hoạt động liên kết sản xuất, hỗ trợ nông dân nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho các mặt hàng nông sản, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu...
Bà Bin Zhai, Chuyên gia phát triển khối tư nhân của IFC
"Dự án cụ thể mà IFC đang làm hiện nay liên quan đến ngành nông sản Việt Nam. Và 2 mặt hàng IFC lựa chọn là rau và quả. Mục tiêu chung của dự án là làm sao nâng cao được năng suất được nông sản Việt Nam cũng như nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm. Qua đó, nâng cao số lượng xuất khẩu nông sản Việt Nam ra thị trường quốc tế", bà Bin Zhai cho biết.
Theo bà Bin Zhai, phái đoàn IFC muốn tìm hiểu về vấn đề hạ tầng chất lượng, tất cả những vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn, đo lường, chứng nhận, kiểm tra, thử nghiệm... nông sản. Ngoài ra, IFC muốn tìm hiểu vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) như thế nào trong hệ thống hạ tầng chất lượng và mong nhận được nhiều thông tin từ VINASME để triển khai dự án đạt hiệu quả tốt nhất.
Bà Phạm Thị Lý, Giám đốc Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và Phát triển - đơn vị thuộc VINASME - khẳng định, trong thời gian dài vừa qua, VINASME đã nghiên cứu nhiều giải pháp phát triển bền vững cho DNNVV cũng như các DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Bà Phạm Thị Lý, Giám đốc Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và Phát triển thuộc VINASME phát biểu
Bà Phạm Thị Lý hiện là chủ nhiệm hai công trình sáng chế của hiệp hội, trong đó đáng chú ý là công trình sáng chế mang tên "Quy trình xác thực chống hàng giả".
"Trong lĩnh vực nông nghiệp, để quản trị được doanh nghiệp, quản trị được quy trình sản xuất nông sản đảm bảo an toàn và có chất lượng, VINASME đã dùng quy trình xác thực chống hàng giả. Đây là cổng truy xuất hàng hóa duy nhất mà Hà Nội thừa nhận và áp dụng trong thành phố", bà Phạm Thị Lý nói.
Phái đoàn IFC trao đổi với VINASME.
Sau 2 năm thẩm định từ năm 2014 đến 2016, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã xác định thành tựu sáng chế này đã vượt 2 công trình sáng chế của Mỹ vào năm 2012 và 2013. Sau khi công trình được công bố thành công và chứng minh hiệu quả, sáng chế này đã được Ban chỉ đạo TW cuộc vận động người VN ưu tiên dùng hàng VN vận dụng để triển khai thường niên trên toàn quốc.
Kết quả này đã được UBND Thành phố Hà Nội ứng dụng để xây dựng thành một hệ thống thông tin truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm, quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội gắn với thành phố thông minh và chính quyền điện tử cho thành phố Hà Nội.
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 21 tỉnh, thành phố liên kết sản xuất theo chuỗi về với Hà Nội và đưa thông tin sản phẩm lên hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa để người tiêu dùng thủ đô tìm kiếm và mua bán ngay trên hệ thống này một cách dễ dàng nhất.
Theo chương trình này, các sản phẩm trong chuỗi sản phẩm nông sản an toàn của 21 tỉnh, thành phố đều được thông tin lên hệ thống của VINASME. Lịch sử chăm sóc của đơn vị trong chuỗi an toàn đều được người nông dân cập nhật tại thời điểm đó trên ruộng đồng. Bên thứ ba là Google có vai trò định vị vị trí, tọa độ chăm sóc đó để đưa lên hệ thống, và người mua hàng có thể kiểm tra mã QR để biết toàn bộ thông tin minh bạch về sản phẩm.
Tại cuộc trao đổi, bà Phạm Thị Lý đã giới thiệu trực tiếp hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa cho phái đoàn IFC qua hệ thống máy chiếu. Với hệ thống này, người mua có thể check hàng hóa về giá, thông tin về nhà sản xuất, về sản phẩm, về nhà phân phối và đặc biệt là cơ sở pháp lý mà sản phẩm có được, cũng như thông tin truyền thông, quảng bá qua các video. Với mỗi sản phẩm, các chứng nhận về sản phẩm đều được đăng tải công khai trên hệ thống.
Sáng chế "Quy trình xác thực chống hàng giả" của VINASME đã được phái đoàn IFC đánh giá rất cao.
Bà Phạm Thị Lý giới thiệu hệ thống "Quy trình xác thực chống hàng giả".
Ông Niels Ferdinand, Chuyên gia phát triển khối tư nhân - IFC cảm ơn bà Phạm Thị Lý đã giới thiệu cụ thể hệ thống Quy trình xác thực chống hàng giả, đồng thời nhấn mạnh, "sáng chế này rất thú vị".
Theo đánh giá của ông Niels Ferdinand, hệ thống này sẽ rất khổng lồ trong tương lai bởi không chỉ có rau, củ, quả mà còn có các mặt hàng nông lâm và thủy sản khác. Với sáng chế này, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội nâng cao chất lượng sản phẩm để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Liên quan đến dự án nông nghiệp của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, ông Ngô Đức Minh, tư vấn dự án của IFC cho biết: WB đang thực hiện dự án liên quan đến phát triển cạnh tranh, và mục tiêu là phát triển các mặt hàng rau, củ, quả xuất khẩu, trong đó có nhiều vấn đề như nâng cao chất lượng rau, củ quả; đáp ứng các thị trường XK khó tính đòi hỏi chất lượng cao như Mỹ và châu Âu.
Trong 5 năm trở lại đây, ngành hàng rau, củ, quả phát triển rất cao và được thị trường quan tâm. WB nhận thấy ngành hàng rau, củ, quả Việt Nam có nhiều thuận lợi nhưng cũng có những khó khăn, hạn chế. WB đã thuê nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế cùng với các chuyên gia của WB để thực hiện dự án. Qua đó, có được thông tin đánh giá tổng quan nhất về hiện trạng ngành hàng rau, củ, quả xuất khẩu Việt Nam, cả về chất lượng và cơ sở hạ tầng chế biến, đo lường, kiểm định chất lượng. Từ đó, xây dựng dự án và hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ trong việc đẩy mạnh xuất khẩu rau, củ, quả.
IFC - Tổ chức Tài chính Quốc tế, một tổ chức đồng cấp với Ngân hàng Thế giới và là thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB). IFC là tổ chức phát triển toàn cầu lớn nhất tập trung hỗ trợ khu vực tư nhân tại các nền kinh tế mới nổi. IFC hợp tác cùng hơn 2.000 doanh nghiệp tư nhân trên khắp thế giới, sử dụng năng lực tài chính, chuyên môn và tầm ảnh hưởng của mình để kiến tạo các thị trường mới cùng những cơ hội phát triển ở những khu vực thách thức trên thế giới. Trong năm 2018, tổng đầu tư dài hạn của IFC tại các nước đang phát triển đạt 23 tỷ USD, giúp khu vực tư nhân đóng góp vai trò quan trọng trong nỗ lực toàn cầu về xóa bỏ đói nghèo cùng cực và thúc đẩy thịnh vượng chung. Gần đây, IFC đã giúp Chính phủ Việt Nam xây dựng chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu nông sản (rau, quả tươi và chế biến) tiếp cận, mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua việc thực thi tốt các tiêu chuẩn chất lượng nông sản và vệ sinh an toàn thực phẩm, theo quy định và thông lệ quốc tế. Hiện, IFC đang tiến hành đánh giá tổng thể các chính sách hỗ trợ của Chính phủ trong lĩnh vực này. |
Nguyệt Minh
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
359 sản phẩm của 190 doanh nghiệp được vinh danh Thương hiệu quốc gia năm 2024
Xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam tiến vào kỷ nguyên xanh
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần được kết nối với các quỹ ngoại
Vinamilk 16 năm liên tiếp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam
Ba thương hiệu thuộc DNP Holding được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
Đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc
Cột tin quảng cáo