Hỗ trợ doanh nghiệp

Lavie đừng đi vào vết xe đổ của Tân Hiệp Phát

(DNVN)- Khách hàng phản ánh sản phẩm không đảm bảo chất lượng thì Công ty Lavei đang có hành động được xem là "đi vào vết xe đổ" của công ty Tân Hiệp Phát. Sự "dùng dằng" đi đến sự thật của Công ty Lavie bao giờ mới tới hồi kết? Đừng để khủng hoảng theo vết dầu loang.

Vùng đại dự án hơn 4.500 tỷ đồng ngổn ngang, "chết lâm sàng" / Công nghệ màn hình gấp của Samsung bị đánh cắp

Kiện ngược khách hàng
Tóm tắt sự việc được phản ánh trên Thương hiệu công luận:
Anh P.T.A ở khu đô thị Tây Nam Linh Đàm, Hà Nội là khác hàng thân thiết của Công ty Lave suốt 15 năm qua. Gần đây, anh T.A phát hiện bình nước 19 lít còn nguyên tem nhãn, hạn sử dụng đến ngày 19/3/2019, có màu rêu xanh trong bình. Anh T.A gọi điện đến tổng đài của Công ty TNHH Lavie. Công ty Lavie cử người đến gặp và lập biên bản vụ việc.
Chai nước Lavie có rêu tại nhà anh T.A (Ảnh: Thương hiệu công luận) Chai nước Lavie có rêu tại nhà anh T.A (Ảnh: Thương hiệu công luận)

Chai nước Lavie có rêu tại nhà anh T.A (Ảnh: Thương hiệu công luận)

Công ty Lavie có yêu cầu thu hồi sản phẩm và có đề nghị đổi cho gia đình 1 bình nước có dung tích tương tự và tặng thêm 10 chai lavie nhỏ. Đề nghị này không được anh T.A chấp nhận, vì anh muốn biết nguyên nhân gây rêu xanh và phải công bố rõ nguyên nhân trên các phương tiện truyền thông, theo đúng Luật bảo vệ người tiêu dùng.
Phía Công ty Lavie đề nghị thu hồi sản phẩm để kiểm định, nhưng anh T.A không đồng ý, và cho rằng, nếu kiểm định bằng phương pháp khoa học thì phải có bên thứ 3 làm chứng. Việc chỉ định đơn vị kiểm định là độc lập, không do bên nào chỉ định thì kết quả mới khách quan.
Đề nghị của anh T.A là hoàn toàn đúng, đó là quyền lợi và trách nhiệm của người tiêu dùng.
Phóng viên Thương hiệu công luận đã liên hệ với bà Nguyễn Ngọc Uyên Phương. Đại diện truyền thông của Công ty Lavie có văn bản trả lời vào ngày 22/10/2018, có nội dung:"...Chúng tôi và khách hàng đang làm việc với các cơ quan chức năng đã làm rõ sự việc cũng như phân định nguyên nhân trường hợp này...".
Cho đến nay, anh T.A vẫn chưa nhận được trả lời từ Công ty Lavie, thời gian đã hơn ba tháng. Điều anh T.A bức xúc với cách hành xử "kiện ngược" khách hàng là "cưỡng đoạt tài sản" của Công ty Lavie.
Phản ánh với Thương hiệu công luận, anh T.A cho biết, ngày 18/10/2018, anh T.A có nhận được giấy mời lên làm việc tại Công an phường Hoàng Liệt về đơn trình báo của Công ty Lavie. Trước đó ngày 2/10, gia đình anh T.A có nhận được văn bản của Công ty Lavie, nói rằng gia đình tôi đòi mức đền bù quá pháp luật. Tôi cam đoan là không hề đòi bất cứ đền bù nào hết. Tất cả đều do phía Công ty Lavie nói ra, nhưng tôi không đồng ý.
Anh T.A đề nghị với công an: Khi mời tôi lên làm việc thì cần có cả đại diện của Công ty Lavie để sự việc khách quan hơn. Anh T.A khẳng định: Đây là hành vi vu khống trắng trợn của Công ty Lavie.
Theo xác minh của Thương hiệu công luận, Công an quận Hoàng Mai có nhận được đơn của Công ty TNHH Lavie- chi nhánh Hà Nội có đơn trình báo, tố giác anh P.T.A có yêu cầu một khoản bồi thường lớn hơn mức luật pháp cho phép. Hiện tại, phía Công ty Lavie cũng chưa cung cấp được bằng chứng liên quan đến việc tố cáo anh P.T.A có hành vi trên.
Đồng thời, công an quận cũng nhận được đơn tố giác của anh P.T.A, nội dung chỉ muốn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, không yêu cầu Công ty Lavie bồi thường.
Ảnh: Thương hiệu công luận

Ảnh: Thương hiệu công luận

Theo quan điểm của Doanh nghiệp Việt Nam, theo như nội dung trong công văn của Công ty Lavie gửi anh Tuấn Anh, thì bình nước đang lưu giữ tại nhà anh T.A có vết nứt và Công ty Lavie cho là nguyên nhân gây rêu xanh. Vậy tại sao Công ty Lavie không mời đại diện thứ 3 đến lập biên bản với "tang chứng, vật chứng".

Bài học đắt giá"gắp lửa bỏ tay người" của Tân Hiệp Phát

Anh Võ Văn Minh ở Tiền Giang vẫn đang thụ án tù vì "chai nước ngọt của Tân Hiệp Phát có con ruồi, trị giá 500 triệu đồng".
Bản án 7 năm tù dành cho bị cáo Võ Văn Minh đã dấy lên luồng dư luận, cho rằng Công ty Tân Hiệp Phát đã "gắp lửa bỏ tay người", đẩy Võ Văn Minh vào con đường lao lý.
Khi phát hiện chai nước ngọt Number One loại 350ml trong quán của mình có con ruồi, ông Minh bèn gọi cho Công ty Tân Hiệp Phát đề nghị đổi sự im lặng bằng 1 tỷ đồng. Nếu Tân Hiệp Phát không chấp nhận thì ông Minh sẽ cho in 5.000 tờ rơi và thông tin cho truyền thông.
Sau ba lần thương lượng thì hai bên đồng ý với mức 500 triệu đồng. Khi hai bên đang trao tiền tại quán cà phê thì công an Tiền Giang bắt ông Minh.
Theo các luật sư bào chữa cho bị cáo Võ Văn Minh. Chai nước ngọt có con ruồi, ông Minh đã mua của Tân Hiệp Phát thì đã là tài sản của ông Minh. Việc thương thảo giá cả là quan hệ dân sự, ông Minh mới chỉ nói là in tờ rơi và thông báo với truyền thông.
Thực sự là ông Minh chưa in tờ rơi, không dùng vũ lực đe dọa Tân Hiệp Phát. Rõ ràng Tân Hiệp Phát đồng ý thỏa thuận mới đem tiền giao cho ông Minh thì lại "lật kèo" báo công an.
Sau vụ việc mà dư luận cho là "gắp lửa bỏ tay người" này, Tân Hiệp Phát đã lĩnh đủ sự "trừng phạt" của người tiêu dùng, khi nhiều quán giải khát treo biển không bán sản phẩm của Tân Hiệp Phát và chiến dịch kêu gọi tẩy chay sản phẩm của Tâm Hiệp Phát trên mạng xã hội.
Truyền thông cũng lên tiếng về hành vi được cho là "gài bẫy" của Tân Hiệp Phát. "Gài bẫy" với người tiêu dùng điều tối kỵ của các doanh nghiệp, vì "đầu r" của doanh nghiệp là người tiêu dùng.
Dư luận lên án hành vi của Tân Hiệp Phát vì trước ông Minh thì đã có một công dân tên là Trần Quốc Tuấn ngụ tại Hóc Môn (TPHCM) phải đi tù vì chiêu thương lượng số tiền và báo công an bắt.
Ông Tuấn phát hiện sản phẩm nước giải khát của Tân Hiệp Phát có con gián bên trong. Ông Tuấn không đồng ý với phương án thu hồi sản phẩm, hỗ trợ thêm vài sản phẩm và đưa ra yêu cầu phải bằng tiền. Sau ba lần thương lượng, hai bên chốt giá 50 triệu đồng. Khi đông Tuấn đang nhận tiền thì bị công an bắt và lĩnh án 3 năm tù.
Bà Nguyễn Thị Thu Hà ( Biên Hòa, Đồng Nai) may mắn hơn là không nhận cái kết cay đắng như Võ Văn Minh và Trần Quốc Tuấn, dù đã bị còng tay, dẫn về trụ sở công an. Bà Hà chủquán Thác Vàng, khách hàng phát hiện chai nước tăng lực Number One còn đậy nắp có ống hút bên trong.

Nhân viên của bà Thu Hà báo cho Công ty Tân Hiệp Phát nhưng không ai đến giải quyết. Sau đó bà Thu Hà đã được đại diện Tân Hiệp Phát thừa nhận là những sản phẩm lỗi khách hàng đã phát hiện. Lại với chiêu đổi sản phẩn lấy sản phẩm và hỗ trợ thêm ít sản phẩm. Bà Hà không đồng ý, vì quán ăn của bà giảm sút thu nhập do lời đồn bán sản phẩm không đạt chất lượng.

Bà Hà yêu cầu Tân Hiệp Phát bồi thường 49 triệu đồng cho 7 tháng kinh doanh giảm sút. Phía Tân Hiệp Phát yêu cầu có giấy tở chứng minh song không thành. Sau ba lần thương lượng chốt với số tiền 49 triệu đồng, bà Hà đang nhận tiền thì bị Công an TP Biên Hòa bắt, còng tay.

Công an TP Biên Hòa đã trả tự do cho bà Hà vì có biên bản thỏa thuận, xác định đó là mối quan hệ dân sự, không phải tống tiền như Tân Hiệp Phát tố cáo.
Với các doanh nghiệp, xử lý khủng khoảng chỉ cần "sai một ly đi một dặm".

Khi sản phẩm bị khách hàng phát hiện có lỗi, hãy đối mặt với sự thật để tìm nguyên nhân để xử lý và khắc phục.

Xử lý khủng hoảng đừng theo "vết dầu loang", bài học đắt giá mà Tân Hiệp Phát đã mắc phải.


Linh Trần
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm