Hỗ trợ doanh nghiệp

Nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

DNVN - Xây dựng một quốc gia khởi nghiệp là phải phát triển một hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hình thành một thế hệ “doanh nhân khởi nghiệp” có tư duy, năng lực sáng tạo...

Quảng Bình: Thúc đẩy giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư / Lâm Đồng hút khách nhờ Tuần lễ vàng du lịch nhiều không gian mở

Đó là nhận định chung của nhiều diễn giả tại "Hội thảo quốc tế khởi nghiệp và hệ sinh thái khởi nghiệp về công nghệ" do Trường Đại học Trà Vinh (TVU) và Trường Đại học Cần Thơ (CTU) phối hợp tổ chức, diễn ra ngày 9/5 tại TVU và 10/5 tại CTU.

Hội thảo thu hút hơn 100 chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực khởi nghiệp và công nghệ trong nước, quốc tế trình bày và thảo luận về những cơ hội, thách thức của hệ sinh thái khởi nghiệp trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); thiết lập diễn đàn cởi mở trao đổi ý tưởng, chia sẻ kinh nghiệm và hướng đến các giải pháp nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong khu vực.

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS,TS Diệp Thanh Tùng - Phó Hiệu trưởng TVU chia sẻ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong sinh viên là nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với nhà trường và xã hội. Hoạt động khởi nghiệp khuyến khích tinh thần tự hoàn thiện bản thân, giúp xây dựng các kỹ năng, tư duy, hướng đến phát triển kỹ năng lãnh đạo. Khởi nghiệp chính là động lực để phát triển kinh tế, cơ hội tạo ra việc làm mới, sản phẩm mới cũng như các loại hình dịch vụ mới, dẫn đến đổi mới và tạo ra nhiều giá trị kinh tế.

PGS.TS. Diệp Thanh Tùng - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Trà Vinh, phát biểu tại hội thảo.

PGS,TS Diệp Thanh Tùng - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Trà Vinh phát biểu tại hội thảo.

PGSTS Trần Trung Tính - Phó Hiệu trưởng CTU đánh giá cao sự tham gia của các viện, trường, các đối tác và các chuyên gia lĩnh vực khởi nghiệp trong nước và quốc tế tại hội thảo, góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa các cơ sở giáo dục, chia sẻ và học hỏi các mô hình, phương pháp nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và tạo diễn đàn thảo luận giữa các đối tác trong và ngoài nước.

PGS.TS. Trần Trung Tính - Phó Hiệu trưởng CTU phát biểu.

PGS,TS Trần Trung Tính - Phó Hiệu trưởng CTU phát biểu.

Theo GS Savas Tumis - Đại học Công nghệ Berlin (Đức), Cố vấn học thuật trường Ngôn ngữ - Văn hóa Nghệ thuật - Khmer Nam bộ và Nhân văn thuộc TVU, điều quan trọng nhất đối với các nhà khởi nghiệp trẻ là bắt đầu từ chính những ý tưởng tạo ra sản phẩm của mình, tin tưởng vào sản phẩm đó và làm việc thật chăm chỉ không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm.

"Các ý tưởng khởi nghiệp luôn xuất hiện xung quanh chúng ta, ví dụ như việc tìm hướng giải quyết được một vấn đề của khách hàng cũng chính là một ý tưởng để khởi nghiệp lý tưởng, các sản phẩm khởi nghiệp điều hướng đến việc giải quyết các vấn đề của khách hàng. Vấn đề càng phức tạp và khó giải quyết thì thành quả mà nhà khởi nghiệp nhận lại được càng cao”, GS Savas Tumis chia sẻ.

Hội thảo gồm phiên toàn thể và hai phiên song song.

Tại phiên toàn thể, GS Savas Tumis chia sẻ chủ đề: Tinh thần khởi nghiệp thành công, làm thế nào để trở thành doanh nhân dẫn đầu thị trường thế giới? Chủ đề Xây dựng cộng đồng và hệ sinh thái mạnh mẽ hơn cho khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo thông qua hợp tác, được trình bày bởi TS Josefina P. Abilay - Giám đốc Khu vực của Bộ Khoa học và Công nghệ - MIMAROPA (Philippines).

GS. Savas Tumis - Đại học Công nghệ Berlin (Đức), Cố Vấn học thuật trường Ngôn ngữ - Văn hóa Nghệ thuật - Khmer Nam bộ và Nhân văn (thuộc Trường Đại học Trà Vinh) trình bày tại Phiên toàn thể.

GS Savas Tumis - Đại học Công nghệ Berlin (Đức) trình bày tại phiên toàn thể.

Phiên song song 1 với chủ đề “Cách hành xử của doanh nghiệp và thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp” do PGS, TS Trần Trung Tính và GS Savas Tumis đồng chủ trì; phiên song song 2 với chủ đề “Hệ sinh thái khởi nghiệp và vườn ươm doanh nghiệp” do PGS,TS Diệp Thanh Tùng và GS Kumaresan Magaswaran - Đại học Kỹ thuật và Đổi mới châu Á Thái Bình Dương (tham dự online) đồng chủ trì; cùng với tham luận của các chuyên gia đến từ các viện, trường và trong lĩnh vực khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.

Việt Nam đã và đang nhận được sự quan tâm và đầu tư từ các doanh nghiệp trên thế giới. Hệ sinh thái khởi nghiệp theo đó cũng dần được hình thành, hướng tới mục tiêu quốc gia khởi nghiệp với khởi nghiệp sáng tạo là trung tâm trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng.

Để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các trường đại học, cao đẳng, cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ sở giáo dục và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, chia sẻ và học hỏi các mô hình, phương pháp nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Đồng thời, chia sẻ các kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm quốc tế trong phát triển đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, tạo diễn đàn thảo luận giữa các đối tác trong và ngoài nước với các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức liên quan ở vùng ĐBSCL.

Một số hình ảnh về các hoạt động khởi nghiệp tại Trường Đại học Trà Vinh.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo.

Trường Đại học Trà Vinh là Chủ tịch Mạng lưới các trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại các trường đại học, cao đẳng khu vực ĐBSCL. Là trường đại học đầu tiên của ĐBSCL tham gia mạng lưới với nhiệm vụ kết nối và hỗ trợ các trường trong khu vực trở thành thành viên của mạng lưới.

Mạng lưới trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam, với mục tiêu gắn kết, tăng cường hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức có cùng chức năng, nhiệm vụ.

Hỗ trợ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong các trường đại học, cao đẳng để thực hiện các hoạt động đổi mới sáng tạo trong đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ. Phát triển năng lực toàn diện cho trường đại học, cao đẳng với giá trị cốt lõi của mạng lưới là kết nối - hợp tác - cùng đổi mới sáng tạo.

Đông Lâm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm