Hỗ trợ doanh nghiệp

Ngân hàng ngày càng quan tâm nhiều hơn tới DNNVV

Trong điều hành, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã chỉ đạo các TCTD quan tâm nhiều hơn tới các đối tượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), thiết kế và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phù hợp hơn đối với đối tượng doanh nghiệp này.

Cần “ngôn ngữ” chung giữa ngân hàng và SMEs / Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai Hệ thống đào tạo trực tuyến cho doanh nghiệp SMEs

Đối tượng khách hàng hùng hậu và tiềm năng

Doanh nghiệp tư nhân, phần lớn là DNNVV, theo như số liệu mới đây đượcTổng cục Thống kê đưa ra từ kết quảTổng điều tra kinh tế năm 2017 thì cả nước có gần 517.900doanh nghiệpđang hoạt động, tăng 51,6% so với năm 2012, trong đó, DNNVV chiếm 98,1%.

Với lượng khách hàng hùng hậuvà đầy tiềm năng là các DNNVV như thống kê ở trên thì trong chiến lược kinh doanh các ngân hàng cũng luôn đưa ra các sản phẩm, dịch vụ cho đối tượng này.

Phó tổng giám đốc một NHTMCP cho biết, rất nhiều sản phẩm, dịch vụ hiện nay được các ngân hàng thiết kế đưa ra thị trường đều hướng tới các doanh nghiệp tư nhân, DNNVV với các dịch vụ như bảo lãnh (bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh cho vay, bảo lãnh thanh toán nộp thuế), cho vay vốn lưu động, dịch vụ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu… Có ngân hàng còn thiết kế sản phẩmtheo sátnhu cầu của doanh nghiệp như doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp cần mở rộng sản xuất, doanh nghiệp siêu nhỏ.

Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết: Thời gian qua, NHNN đã chỉ đạo các TCTD quan tâm nhiều hơn tới các đối tượng khách hàng DNNVV, thiết kế và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phù hợp hơn đối với đối tượng doanh nghiệp này; cải cách thủ tục hành chính, đổi mới quy trình cho vay theo hướng tiết giảm tối đa thủ tục, giấy tờ cho doanh nghiệp để rút ngắn thời gian giải quyết cho vay; ưu tiên dành nguồn vốn cho vay đối với các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực ưu tiên...

Gần đây không ít ngân hàng đã mạnh dạn đưa ra các chương trình cho vay tín chấp với DNNVV. Theo đại diện khối DNNVV của VPBank chia sẻ, tiêu chí cho vay truyền thống của ngân hàng là doanh nghiệp phải thành lập từ 2 – 3 năm trở lên và phải đạt lợi nhuận một số năm liên tiếp, trong khi các doanh nghiệp nhỏ thường có thời gian ngắn hoạt động và mới thành lập. Giải quyết vấn đề này, VPBank có thể cho vay các doanh nghiệp thành lập từ 6 tháng.

Để giảm áp lực cho doanh nghiệp về mặt thủ tục, giấy tờ, báo cáo tài chính, ngân hàng còn có dòng sản phẩm gần như không yêu cầu giấy tờ, chỉ cần chứng minh doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh là có thể đáp ứng yêu cầu vay vốn.

Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng liên tục đưa ra các gói sản phẩm cho đối tượng DNNVV với hạn mức từ mộtvài nghìn tỷ đồng đến gần chục nghìntỷ đồng nhằm hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp.

Ngân hàng ngày càng tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho doanh nghiệp tiếp cận vốn

Nhiều giải pháp gỡ khó về vốn cho doanh nghiệp nhỏ

Về mặt chỉ đạo điều hành chính sách của NHNNthời gian qua, cơ quan này đã triển khai nhiều giải pháp, chính sách nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng trên trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng với mức lãi suất hợp lý, phù hợp với đặc thù loại hình DNNVV.

Cụ thể như đẩy mạnh triển khai hiệu quả Chương trình hành động của ngành Ngân hàng góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020, với các giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp (đặc biệt là DNNVV) tiếp cận vốn tín dụng; Chỉ đạo NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố và các TCTD tiếp tục đẩy mạnh triển khai có hiệu quả các chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp; kết hợp chặt chẽ với các chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khác trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn.

Đồng thời, hệ thống ngân hàng cũng tích cực thực hiện một số chính sách ưu đãi về lãi suất, tín dụng đối với DNNVV như: Chính sách ưu đãi về trần lãi suất đối với 5 lĩnh vực ưu tiên phát triển với lãi suất thấp hơn 1-2%/năm so với các lĩnh vực kinh doanh khác; Chính sách cho vay không có tài sản bảo đảm lên đến 70%-80% để phát triển sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với lãi suất cho vay ưu đãi thấp hơn từ 0,5%-1,5%/năm so với mức lãi suất cho vay thông thường cùng kỳ hạn; Cho vay lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ được vay vốn tối đa 70% vốn đầu tư tại các TCTD trên cơ sở bảo lãnh của các tổ chức bảo lãnh…

Trong nội dung trả lời bằng văn bản mới đây xung quanh ý kiến của đại biểu Quốc hội Nguyễn Như So về việc cần “Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân với gói tín dụng lãi suất thấp, mở rộng kênh hỗ trợ vốn”, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết, thời gian qua, NHNN đã chỉ đạo các TCTD quan tâm nhiều hơn tới các đối tượng khách hàng DNNVV, thiết kế và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phù hợp hơn đối với đối tượng doanh nghiệp này; cải cách thủ tục hành chính, đổi mới quy trình cho vay theo hướng tiết giảm tối đa thủ tục, giấy tờ cho doanh nghiệp để rút ngắn thời gian giải quyết cho vay; ưu tiên dành nguồn vốn cho vay đối với các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực ưu tiên, các doanh nghiệp tham gia mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp sạch và các doanh nghiệp khởi nghiệp; tăng cường phối hợp với Quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương trong việc cho vay có bảo lãnh của Quỹ…

 

Theo Thống đốc Lê Minh Hưng, nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động trợ giúp phát triển DNNVV, ngày 12/6/2017, Luật Hỗ trợ DNNVV đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2018, trong đó, về chính sách hỗ trợ tiếp cận vốn, Luật Hỗ trợ DNNVV quy định chính sách hỗ trợ tiếp cận vốn cho DNNVV với 3 loại hình quỹ: Quỹ phát triển DNNVV, Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV, Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 34/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018 về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV, Nghị định 38/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 quy định chi tiết về đầu tư cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV để hướng dẫn Luật Hỗ trợ DNNVV.

Về phía ngành Ngân hàng, Thống đốc cho biết, NHNNtiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ DNNVV đã được quy định trong Luật Hỗ trợ DNNVV và các văn bản hướng dẫn Luật; chỉ đạo các TCTD tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các sản phẩm, chương trình tín dụng với lãi suất hợp lý, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; đổi mới quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục cho vay nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV.


Theo TBNH
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo