Hỗ trợ doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ còn mơ hồ về chính sách thuế

DNVN - Hầu hết doanh nghiệp vừa và nhỏ còn rất lúng túng khi tiếp cận các chính sách thuế, nhất là khi bị kiểm tra, thanh tra. Nguyên nhân chính do doanh nghiệp chưa nắm vững chính sách pháp luật kinh doanh và lĩnh vực thuế. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ khởi nghiệp thành công không cao.

Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ tư vấn về sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp / Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, hỗ trợ về sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp

Đó là nhận định của ông Nguyễn Đức Nghĩa – Chủ nhiệm Câu lạc bộ Đại lý thuế tại hội nghị sơ kết phong trào thi đua “Doanh nghiệp, doanh nhân đồng hành cùng thành phố đổi mới phát triển” giai đoạn 2017 – 2022, vừa tổ chức tại TP.HCM.

Hỗ trợ hệ sinh thái, khởi nghiệp phát triển

Tại hội nghị, ông Nguyễn Phước Hưng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM cho biết, thời gian qua, thành phố đã ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.

Cụ thể: thành phố tiếp tục triển khai thực hiện việc giảm số lượng, thời gian, thành phần hồ sơ, kinh phí thực hiện thủ tục hành chính đối với đăng ký doanh nghiệp; thực hiện kết hợp 4 thủ tục như thành lập doanh nghiệp, thông báo mẫu con dấu, đăng ký thông tin tài khoản ngân hàng và đăng ký mã số đơn vị để khai bảo hiểm xã hội trong 1 lần đăng ký.

phát triển doanh nghiệp

Việc tạo điều kiện phát triển đã thúc đẩy kinh doanh, mở rộng thị trường doanh các doanh nghiệp trong thời gian qua.

Ngoài ra, thành phố đã tập trung đẩy mạnh phát triển mạng lưới phân phối hiện đại và triển khai hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại, nhất là hoạt động kết nối cung - cầu hàng hoá giữa doanh nghiệp thành phố với doanh nghiệp các tỉnh.

“Việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội tìm kiếm đối tác, hợp tác đầu tư, thúc đẩy kinh doanh, mở rộng thị trường doanh các doanh nghiệp trong thời gian qua đã xử lý kịp thời tình hình biến động thị trường, góp phần ổn định chung về mặt bằng giá cả hàng hoá”, ông Hưng cho hay.

Bên cạnh đó, thời gian qua thành phố đã hỗ trợ gần 1.800 dự án khởi nghiệp, tiêu biểu như như giúp doanh nghiệp hoàn thiện sản phẩm, mô hình kinh doanh cho hơn 300 dự án; tư vấn tài chính cho 280 lượt dự án; phát triển ý thưởng khởi nghiệp cho hơn 900 dự án; hỗ trợ cho 27 dự án với tổng mức kinh phí thực hiện khoảng 23 tỷ đồng.

“Thành phố cũng tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp và nhân rộng mô hình doanh nghiệp tiêu biểu để chủ động hỗ trợ các công ty tiềm năng phát triển thành doanh nghiệp có quy mô lớn với nguồn lực mạnh. Các hoạt động cải cách hành chính, nâng cao năng lực lãnh đạo trong thời kỳ hội nhập FTAs và cách mạng 4.0, vận hành đô thị thông minh gắn với phong trào khởi nghiệp sáng tạo… là những vấn đề gíup doanh nghiệp khẳng định vị thế của mình trong khu vực”, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM cho biết.

Theo ông Nguyễn Phước Hưng, bên cạnh sự hỗ trợ của thành phố thì doanh nghiệp vẫn là cốt lõi, các doanh nghiệp, doanh nhân cũng cần có trách nhiệm với cộng đồng xã hội thông qua nhiều hoạt động có ý nghĩa nhưng phong trào bảo vệ môi trường, phong trào doanh nghiệp, doanh nhân vì cộng đồng… Đồng thời, doanh nghiệp cần chủ động đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số làm nền tảng trong quá trình phát triển.

 

Ông Trần Tuấn Anh

Theo ông Trần Tuấn Anh, doanh nghiệp cần chủ động đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số để làm nền tảng trong quá trình phát triển.

Đồng quan điểm trên, ông Trần Tuấn Anh – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Công nghiệp Sao Bắc Đẩu cho biết, muốn sự phát triển bền vững thì doanh nghiệp phải lấy đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số làm nền tảng.

Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có ngân sách công nghệ ít, đội ngũ kỹ thuật về công nghệ thông tin hạn chế cần áp dụng linh hoạt các hình thức thuê dịch vụ.

 

“Mô hình này giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí đầu tư và quản lý vận hành, đảm bảo doanh nghiệp tiếp cận được giải pháp công nghệ tối ưu để từng bước số hoá hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Đông thời, phải kết nối với các hiệp hội ngành nghê trong hệ sinh thái đa nghề để lan toả tinh thần đổi mới, phát triển, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội của địa phương phát triển”, ông Trần Tuấn Anh cho hay.

DN vừa và nhỏ còn lúng tùng khi bị kiểm tra thuế

Tại hội nghị, ông Nguyễn Đức Nghĩa – Chủ nhiệm Câu lạc bộ Đại lý thuế cho biết, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đều tỏ ra lúng túng khi tiếp cận chính sách thuế, nhất là khi bị thanh tra, kiểm tra.

Nguyên nhân chính do doanh nghiệp chưa nắm vững chính sách pháp luật kinh doanh và lĩnh vực thuế. Đó là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ khởi nghiệp thành công không cao.

 

Phan

Vấn đề nhiều doanh nghiệp còn lúng túng khi tiếp cận chính sách thuế được đưa ra tại hội thảo.

Bên cạnh đó, theo ông Nghĩa còn có sự thiếu nhất quán của hệ thống phát luật doanh nghiệp, như: chưa có hướng dẫn cụ thể các điều khoản Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ liên quan đến vốn và thuế; chưa tạo được sự công bằng giữa các hình thức khai thuế; chưa bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế…

“Chính vì vậy, thành phố cần chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ tích cực tuyên truyền chính sách pháp luật của nhà nước trong kinh doanh, đặc biệt về thuế cho doanh nghiệp. Đồng thời, cần tuyên truyền, nâng cao trình độ, kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp trong đầu tư, kinh doanh”, ông Nghĩa cho biết.

Để doanh nghiệp tại thành phố phát triển trong thời gian tới, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập, ông Lê Thanh Liêm – Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.HCM chỉ đạo Cục Thuế thành phố thường xuyên gặp gỡ các doanh nghiệp thành lập mới, kể cả doanh nghiệp cũ để trao đổi những thông tin về chính sách thuế mới.

 

Đồng thời, Phó Chủ tịch Thường trực Lê Thanh Liêm cũng đề nghị các sở, ngành, quận, huyện cần phải tiếp cận thực tế, nắm thông tin phản ánh từ doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.


Đức Linh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm