Nhiều khu “đất công” được Bình Định giao cho doanh nghiệp làm dự án
Mỗi ngày, Honda bán ra 6.312 xe máy tại Việt Nam trong tháng 7 / Hầm Đèo Cả: Phục vụ hơn 6 triệu lượt xe sau 3 năm vận hành

Khu đất Bệnh xá K200 tại thành phố Quy Nhơn đang được thông báo đấu giá với giá khởi điểm là hơn 218 tỷ đồng.

Khu đất dự án I-Tower Quy Nhơn do Công ty Đô Thành làm chủ đầu tư trên đường Lê Duẩn, thành phố Quy Nhơn.
Nhiều vi phạm về quản lý đất đai ở Bình Định Theo Báo Tiền phong, liên quan đến công tác quản lý và sử dụng đất đai tại Bình Định, năm 2019, Kiểm toán nhà nước khu vực III đã có báo cáo về việc quản lý, sử dụng đất trong và sau quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2011-2017 tại tỉnh Bình Định vừa cho thấy nhiều tồn tại, vi phạm trong lĩnh vực đất đai tại tỉnh này. Theo kết quả kiểm toán, trong 16 doanh nghiệp quản lý, sử dụng đất thì có 4 doanh nghiệp không xây dựng phương án sử dụng đất trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Cụ thể, có 3 doanh nghiệp cổ phần hóa xây dựng phương án đối với 55 thửa đất sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh với hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất là không đúng quy định của Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định 59 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành Công ty cổ phần. Tuy nhiên, theo Kiểm toán Nhà nước, 49/55 thửa đất (223,3 nghìn m2) làm công trình cấp nước của Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Bình Định phê duyệt phương án giao đất không thu tiền sử dụng đất không làm ảnh hưởng tới nghĩa vụ tài chính về đất đai với ngân sách Nhà nước do các đối tượng này thuộc diện được miễn tiền thuê đất. Công ty Cổ phần Đường sắt Nghĩa Bình xây dựng phương án sử đụng đất đối với thửa đất tại số 2 Phó Đức Chính (phường Lê Hồng Phong, thành phố Quy Nhơn) nhưng chia thành 5 khu chức năng khi chưa có phê duyệt quy hoạch chi tiết của cơ quan có thẩm quyền. Bên cạnh đó, việc phê duyệt phương án sử dụng đất của 3 doanh nghiệp cổ phần hóa chậm so với quy định, bao gồm: Xí nghiệp thực phẩm Quy Nhơn, Công ty Cổ phần Cấp nước Bình Định, Công ty Cổ phần Đường sắt Nghĩa Bình. Về tình hình giao đất, cho thuê đất sau khi chuyển sang công ty cổ phần, có 16/18 doanh nghiệp cổ phần hóa được giao quản lý, sử dụng 107 thửa đất với tổng diện tích trên 8 triệu m2, trong đó có 14 thửa đất chưa được ban hành quyết định giao đất, thuê đất. Đáng chú ý, có trường hợp Công ty Cổ phần Công viên cây xanh và chiếu sáng đô thị Quy Nhơn được UBND tỉnh Bình Định giới thiệu địa điểm để chuẩn bị đầu tư xây dựng xưởng cơ khí, nhà để xe kho bãi vật liệu. Tuy nhiên, công ty này tự ý đầu tư tài sản trên thửa đất này khi chưa được giao đất, ký hợp đồng thuê đất. “Sau đó, năm 2017, UBND tỉnh thu hồi chủ trương giao đất, UBND thành phố Quy Nhơn đã phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với tài sản trên đất và đã sử dụng ngân sách Nhà nước chi trả hơn 3,4 tỷ đồng cho công ty là chưa có căn cứ”, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cho hay. Qua kiểm toán còn nhận thấy một số tồn tại. Có 62 thửa đất (hơn 343,2 nghìn m2) Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Định chưa kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quyết định cho thuê đất, ký hợp đồng thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhưng kết luận trên không chỉ có ý nghĩa để Bình Định nhận ra được những “lỗ hổng” trong công tác quản lý đất đai mà là dịp để nhìn lại tăng cường hơn nữa công tác quản lý, đặc biệt là quản lý đất công, tránh tình trạng lãng phí hoặc giao đất chưa đúng quy định. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Kiểm soát chặt sản phẩm xuất khẩu 'đội lốt' hàng Việt
Đà Nẵng: Hỗ trợ doanh nghiệp tham dự hội chợ hàng Việt 2025
Herbalife Việt Nam lọt Top 50 doanh nghiệp tại giải thưởng Rồng Vàng 2025
BIOTED: Giải pháp phân bón lá hiệu quả cho nông nghiệp bền vững
18 năm kiến tạo giải pháp giám sát hành trình toàn diện

Đề xuất chính sách tài chính ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất hàng thiết yếu