Hỗ trợ doanh nghiệp

Nông nghiệp được xem là lĩnh vực có nhiều lợi thế khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực

Mới đây, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT và UBND TP.HCM đã có buổi đối thoại nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trước khi Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực vào tháng 8 tới.

40 doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng Việt Nam giao thương với các nhà NK Nhật Bản / Các ngân hàng tại Đăk Lăk hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn sau dịch

Khi EVFTA thực thi, 100% dòng thuế cà phê, 92% dòng thuế rau quả tươi, 83% dòng thuế mặt hàng gỗ… về 0%. Nhìn vào điều này có thể thấy, nông nghiệp được xem là lĩnh vực hưởng lợi lớn trên cao tốc EVFTA. Tuy nhiên, có thể đi nhanh được hay không lại phụ thuộc rất lớn vào khả năng thực thi hiệp định.

Năm 2019, 32% lô hàng hồ tiêu của Việt Nam bị phát hiện vượt ngưỡng thuốc bảo vệ thực vật. Ngay cả với một số mặt hàng như gạo hay rau quả cũng có tỷ lệ vượt ngưỡng cao. Thiếu tính đồng nhất trong từng lô hàng, thu hoạch bảo quản chưa tốt dẫn đến chất lượng hạn chế trở thành chướng ngại của nông sản Việt Nam trên cao tốc EVFTA.

Khi EVFTA thực thi, nông nghiệp được cho là lĩnh vực hưởng lợi lớn trên cao tốc EVFTA. (Ảnh minh họa: Dân trí)

Khi EVFTA thực thi, nông nghiệp được cho là lĩnh vực hưởng lợi lớn trên cao tốc EVFTA. Ảnh minh họa: Dân trí

"Hiện nay chúng ta có 468 doanh nghiệp chế biến hạt điều, nhưng nút thắt mâu thuẫn ở chỗ 468 doanh nghiệp với công suất 1 triệu tấn thì Việt Nam chỉ sản xuất được 300.000 tấn, còn lại là đi nhập. Tuy nhiên đi nhập, chất lượng không đảm bảo. Bộ đã bàn với ngành hàng là tái cơ cấu nguyên liệu tại chỗ" - Bộ trưởng Bộ NN& PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết.

Với một số ngành hàng như gạo, việc xuất khẩu vào EU cũng bị áp cơ chế hạn ngạch. Vì vậy, lo lắng của nhiều doanh nghiệp cũng được nêu ra một cách thẳng thắn.

Thực thi EVFTA hiệu quả trong lĩnh vực nông nghiệp - Ảnh 2.

Với một số ngành hàng như gạo, việc xuất khẩu vào EU cũng bị áp cơ chế hạn ngạch. (Ảnh minh họa)

 

"Quy trình cấp giấy chứng nhận cho các chủng loại gạo phải đơn giản, minh bạch và tránh để thành điều kiện mới trong việc kinh doanh, khai thác thị trường. Trong điều kiện nghị định không kịp, chúng tôi sẽ bàn để thống nhất giữa 2 bộ và phía EU để có hướng dẫn để đảm bảo khai thác thị trường đúng thời điểm có hiệu lực" -Bộ trưởng Bộ Công ThươngTrần Tuấn Anh nhận định.

Sắp tới Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT cũng cam kết việc phối hợp quyết liệt hơn để gỡ dần khó khăn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng, ở góc độ doanh nghiệp cũng cần phải thay đổi tư duy và mạnh dạn bước vào thị trường khó hơn.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm