Phiên gọi vốn hấp dẫn của các startup Việt cho các dự án ngàn đô
Mất hết chức vụ: Cường đô la còn vui hot girl, chơi siêu xe / Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đi “nước cờ” mới, muốn “lột xác” hoàn toàn Vingroup
Startup Funding Camp (Trại gọi vốn khởi nghiệp - SFC) là chương trình kết nối đầu tư dành cho các startup mang tầm cỡ quốc gia do Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam chỉ đạo tổ chức.
Chương trình hướng tới việc trở thành sự kiện đầu tư thường niên được mong đợi nhất bởi cộng đồng khởi nghiệp với quy mô, chất lượng chuyên môn hàng đầu và có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ tại Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung.
Đại diện Ban tổ chức, chị Nguyễn Thị Thu Vân - Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam cho biết Startup Funding Camp 2018 hướng tới mục tiêu “Phát triển những khởi nghiệp mang tầm cỡ quốc gia”. Các nhóm và công ty khởi nghiệp được tham gia tuyển chọn trên cả nước và sau đó tham dự vào chuỗi sự kiện Đào tạo và Gọi vốn đầu tư.
Đây là cơ hội rất lớn khi các nhóm và công ty khởi nghiệp có cơ hội tiếp cận với nguồn lực tốt nhất trong cả nước: với đội ngũ chuyên gia hàng đầu, nguồn vốn đầu tư dồi dào, mạng lưới doanh nghiệp và hệ thống đối tác trên khắp cả nước.
Startup Funding Camp 2018 là năm đầu tiên chương trình được tổ chức với chủ đề: “Jumping to 4.0 - Tự động hóa và Dữ liệu thông minh". Chủ đề năm nay tập trung vào phát triển các ứng dụng nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh nhằm tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy...
Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên toàn thế giới, mang đến cho nhân loại cơ hội để thay đổi bộ mặt các nền kinh tế, nhưng cũng là thách thức đòi hỏi phải không ngừng đổi mới sáng tạo để bắt kịp xu thế và phát triển. SFC 2018 mong đợi sẽ là bệ phóng không chỉ tạo ra những công ty Khởi nghiệp thành công, sáng tạo mà còn mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam, thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của nước nhà.
SFC đã nhận hồ sơ online từ 01/11 - 09/11/2018. Qua vòng hồ sơ, các startup giới thiệu về sản phẩm và kế hoạch khởi nghiệp của mình thông qua đơn đăng ký trực tuyến của chương trình, không giới hạn vùng miền và mức độ phát triển. Từ các hồ sơ tham dự này, BTC sẽ chọn ra 15 startup có kế hoạch và sản phẩm khả thi nhất để tiếp tục tham dự chuỗi hoạt đồng tiếp theo.
Tiếp đó, từ ngày 12/11 - 16/11/2018, 16 doanh nghiệp khởi nghiệp được tham dự chương trình tư vấn chuyên sâu diễn ra tại Hà Nội. Trong 4 ngày, các đội sẽ được gặp gỡ và tư vấn bởi các chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế thuộc các lĩnh vực Khởi nghiệp, Kinh tế-tài chính, Marketing, Công nghệ thông tin, Quản trị... Từ đó, các startup có thể tìm giải pháp khắc phục khó khăn và hoàn thiện mô hình kinh doanh của mình, sẵn sàng cho Ngày hội gọi vốn của chương trình nói riêng và các cơ hội gọi vốn trong tương lai nói chung.
Ngày 27/11, 10 đội start-up xuất sắc nhất có mặt tại Đà Nẵng để tham dự 2 vòng gọi vốn gồm Gọi vốn công khai và Gọi vốn riêng. Trong đó, ở phiên công khai, các startup có cơ hội được trình bày về kế hoạch khởi nghiệp của mình với Ban Giám khảo, với các nhà đầu tư và đông đảo khán giả. Ở phiên gọi vốn riêng, các startup có cơ hội trình bày sâu hơn về công ty và sản phẩm của mình với đại diện các quỹ đầu tư và nhà đầu tư hàng đầu trong nước và quốc tế.
10 Startup xuất sắc vào chung kết SFC để được tham gia phiên gọi vốn: - Ecomfit có nền tảng theo dõi, phân tích và cố vấn giải pháp Marketing & Sales cho các doanh nghiệp thương mại điện tử. - TelePro có ứng dụng kết nối các doanh nghiệp cần nghiệp vụ gọi điện thoại với hàng ngàn telesale chuyên nghiệp tự do. - An Vui - nền tảng công nghệ giúp nhà vận tải quản lý và điều hành kinh doanh.
- Cyhome - hệ thống quản lý và vận hành chung cư thông minh - TopCV với nền tảng kết nối cơ hội việc làm thông qua hồ sơ xin việc đầu tiên tại Việt Nam - Meete (nền tảng cung cấp mã ưu đãi, tích điểm và review của các đối tác bán hàng tới người dùng trực tiếp) với 500.000 lượt tải - Unica - cổng kết nối chuyên gia - học viên với hơn 1.000 khóa học online về nhiều kỹ năng chuyên nghiệp - bTaskee - ứng dụng giúp việc nhà linh hoạt theo giờ
- Tago với ứng dụng đặt kỳ nghỉ trọn gói với ưu đãi đặt máy bay - khách sạn - Jingo, startup với mô hình kinh doanh biến cuộc khảo sát hay nghiên cứu thị trường của các thương hiệu thành trò chơi trực tuyến có tính tương tác cao với người sử dụng ứng dụng. |
Trong số những startup gọi vốn có những ý tưởng rất sáng tạo mà lại thiết thực. Ví dụ như Ecomfit - giải pháp analytics (phân tích) và marketing automation (tiếp thị tự động hoá) cho các website ecommerce (trang web thương mại điện tử). Sản phẩm giúp chủ website hiểu rõ khách hàng, đưa ra quyết định đúng để tăng doanh thu giảm chi phí.
Ưu điểm của startup này là: Tiết kiệm thời gian, đơn giản dễ dàng để analytics và hiểu khách hàng; Đưa ra quyết định đúng để tăng lượng bán, giảm chi phí; Công cụ marketing tiện lợi đơn giản.
Ecomfit mong muốn kêu gọi vốn $80,000 để có nguồn lực thực hiện kế hoạch và các chỉ tiêu kinh doanh trong năm 2019.
Một startup khác gọi vốn là TelePro là nền tảng kết nối các công ty với các tele sale chuyên nghiệp và tự do. Có thể hiểu đơn giản, TelePro giống như là Uber trong ngành tele marketing, tele sale.
Đây là giải pháp tiết kiệm chi phí cho những doanh nghiệp sử dụng tele sale truyền thống (như là lương, văn phòng, chi phí điều hành...); bên cạnh đó là vấn đề bảo mật thông tin khách hàng...
TelePro sử dụng công nghệ chuyển đổi giọng nói thành ngôn ngữ viết, công nghệ AI... để hoàn thiện sản phẩm, giúp sản phẩm có phản hồi và nâng cao chất lượng cuộc gọi tiếp thị của mình. Tele Pro mong muốn trở thành công ty lớn nhất về tele sale tại Việt Nam mặc dù không sở hữu bất cứ một tele sale nào.
Startup An Vui xây dựng một hệ sinh thái cho ngành vận tải hành khách đường dài. Doanh nghiệp nghiệp vận tải có thể tạo website, có phần mềm bán vé, có app cho lái phụ xe và hành khách.. Giải pháp giúp cho doanh nghiệp vận tải hoạt động khoa học tiết kiệm từ 5% -10% chi phí vận hành và tăng từ 10% đến 30% doanh thu bán vé.
Đây là giải pháp xây dựng mô hình quản trị tổng thể cho doanh nghiệp vận tải. An Vui cần gọi vốn 500.000 USD cho 5% cổ phần để phục vụ mở rộng thị trường tại Lào.
Chương trình gọi vốn diễn ra rất sôi nổi, hấp dẫn. Đại diện Ban tổ chức, ông Hem Patel - Tổng Giám đốc ALMA chia sẻ: “Tôi đánh giá rất cao chủ đề của chương trình gọi vốn khởi nghiệp này. Trước tốc độ phát triển của công nghiệp 4.0 trên thế giới, startup nào có thể nắm bắt lợi thế của công nghệ chắc chắn sẽ dễ dàng phát triển và được đón nhận.
Tôi rất ấn tượng với các đội đã trình bày và phản biện ngày hôm nay. Các bạn thể hiện rất rõ đam mê khởi nghiệp, am hiểu về thị trường, về lĩnh vực các bạn theo đuổi, từ đối tượng mục tiêu, cách thức vận hành, tầm nhìn phát triển. Các bạn rất tự tin và thuyết phục rất ấn tượng. Tôi thấy các ý tưởng đều tốt và có tiềm năng phát triển lâu dài. Sẽ rất khó cho các nhà đầu tư quyết định”.
ALMA sẽ tài trợ cho 3 đội xuất sắc nhất là cơ hội gọi vốn trực tiếp với các quỹ đầu tư quốc tế tại “quốc gia khởi nghiệp” Israel. Đồng thời, các đội thắng cuộc cũng có cơ hội được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ các startup công nghệ khởi nghiệp thành công tại quốc gia Trung Đông này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo