Hỗ trợ doanh nghiệp

Tái cơ cấu để DNNN trở thành 'sếu đầu đàn' làm thay đổi nền kinh tế

Thực hiện tái cơ cấu để DNNN vươn lên thành những “con sếu đầu đàn”, đóng vai trò dẫn dắt, mở đường, lan tỏa tới doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, giúp nền kinh tế vững vàng và tăng trưởng.

Doanh nghiệp Hàn Quốc khảo sát thực tế tìm cơ hội đầu tư tại Huế / Thanh Hóa: Nghi doanh nghiệp bị lực lượng liên ngành bức ép đến "chết", Tỉnh ủy đã quan tâm hợp kỳ vọng của dân

Tap-doan-EVN-5644-1618966943.jpg

Tái cơ cấuDNNN sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động, tiếp tục khẳng định vai trò "đầu tàu" trong nền kinh tế. (Ảnh minh hoạ: Int)

Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 nhằm xử lý dứt điểm các dự án thua lỗ, kém hiệu quả của giai đoạn 2011 - 2020. Xây dựng phương án và lộ trình thực hiện có hiệu quả phương án để xử lý dứt điểm tình trạng thua lỗ của DNNN và xử lý theo nguyên tắc thị trường.

Mục tiêu đến năm 2025 cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, cơ cấu lại các DNNN theo hình thức chủ yếu là cổ phần hóa (CPH), thoái vốn các DNNN, đảm bảo công khai, minh bạch, đem lại hiệu quả cao nhất.

Chia sẻ thông tin về dự thảo Đề án, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, mục tiêu của Đề án làtiến hành đổi mới thực sự quản trị của doanh nghiệp.

Về phía Bộ Tài chính đã chuẩn bị một số công cụ như: các chuẩn mực kế toán quốc tế áp dụng ưu tiên với những doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp gắn với thị trường để đảm bảo chế độ báo cáo của họ tương đồng các nước và khu vực trên thế giới, giúp doanh nghiệp có thể vươn ra thị trường bên ngoài hội nhập cũng như huy động vốn từ bên ngoài.

Bên cạnh đó, ban hành các nguyên tắc về quản trị đối với công ty niêm yết. Thời gian tới sẽ rà soát lại đưa ra nguyên tắc quản trị đối với DNNN theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

 

“Nếu làm tốt những nhiệm vụ nêu trên thì khu vực DNNN sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động, tiếp tục khẳng định vai trò "đầu tàu" trong nền kinh tế”, ông Tiến nhận định.

Về khả năng dẫn dắt của các DNNN, đại diện Bộ Tài chính cho rằng, điểm lại khoảng thời gian khó khăn do dịch bệnh Covid-19 vừa qua, các DNNN vẫn làm đượctính dẫn dắt mang tính hỗ trợ thúc đẩy để đảm bảo sự bền vững của nền kinh tế. Đó là các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn, có tiềm lực và nguồn lực tiềm tàng để xử lý những vấn đề khi khó khăn khủng hoảng xảy ra.

Vấn đề đảm bảo các cân đối lớn về năng lượng, lương thực, đảm bảo cung cầu hàng hóa vẫn phải do khu vực DNNN dẫn dắt, đó là “bà đỡ” để các thành phần kinh tế khác tạo thành hệ sinh thái hỗ trợ, giúp nền kinh tế đứng vững và tăng trưởng.

“Trong số các DNNN hiện nay cũng có những doanh nghiệp thực sự đi trước trong vấn đề đổi mới quản trị, chuyển đổi số, đổi mới tư duy, cải cách tiền lương theo cơ chế thị trường…, trở thành những hạt nhân, trung tâm đổi mới sáng tạo. Những doanh nghiệp như vậy cần được thúc đẩy để làm sao phát triển mạnh lên, trở thành doanh nghiệp dẫn dắt. Còn những doanh nghiệp đang gặp khó khăn thì phải tiếp tục cơ cấu để phát triển…”, ông Tiến cho biết.

Tuy nhiên, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệpcũng cho rằng, dù là “sếu đầu dàn” dẫn dắt thì vẫn phải đảm bảo nguyên tắc thị trường, tham gia bình đẳng như các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác và phải có tính chia sẻ để cùng nhau phát triển. Khi lựa chọn “sếu đầu đàn” không nhất thiết phải quy mô lớn, mà là doanh nghiệp nào có năng lực khả năng, tiềm năng phát triển và đi đầu trong đổi mới sáng tạo, quản trị doanh nghiệp và chuyển đổi số.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm