Hỗ trợ doanh nghiệp

Tái khởi động nền kinh tế, mô hình sản xuất nào cho doanh nghiệp?

Sản xuất là sự sống còn của doanh nghiệp, mỗi ngày mỗi giờ chờ đợi là cơ hội có thể sẽ giảm đi rất nhiều. Doanh nghiệp cần một mô hình sản xuất tối ưu thời hậu COVID-19.

Thừa Thiên Huế bắt tay Tập đoàn Đất đai và Nhà ở Hàn Quốc phát triển đô thị thông minh / Nhiều doanh nghiệp vận tải quốc tế muốn hợp tác với Tập đoàn Mai Linh

Nghị quyết số 105 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19 vừa được ký mở ra nhiều hướng đi cho sản xuất kinh doanh, ghi nhận nhiều kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp thời gian qua.

Trong đó đáng chú ý, về mô hình sản xuất các địa phương: Cùng với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, chủ động nghiên cứu, thống nhất phương án, điều kiện tổ chức sản xuất, kinh doanh an toàn, thích ứng với diễn biến dịch bệnh ở địa phương và điều kiện thực tế của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

Điểm chủ động mà doanh nghiệp mong chờ là mô hình sản xuất trong dịch. Nếu trước đây chỉ khi đáp ứng mô hình “3 tại chỗ”, “1 con đường, 2 điểm đến”, doanh nghiệp mới được sản xuất trong dịch thì nay đây là điểm được mở ra để có thể lựa chọn mô hình hợp lý nhất.

Tái khởi động nền kinh tế, mô hình sản xuất nào cho doanh nghiệp? - Ảnh 1.

Một mô hình sản xuất tối ưu là điều mà doanh nghiệp đang rất chờ đợi (Ảnh minh hoạ)

Để tháo gỡ khó khăn, mới đây TP Hồ Chí Minh đã đưa ra nhiều phương án mới để thay thế trong đó có phương án yêu cầu 4 xanh, gồm người lao động xanh, cung đường xanh, vùng sản xuất xanh và nơi ở xanh.

“Những gì các doanh nghiệp thành viên của chúng tôi cần bây giờ là một lộ trình rõ ràng cho các biện pháp hiện tại; một giải pháp giải quyết các rào cản đối với hoạt động thương mại và cung cấp cho họ một lộ trình có thể dự đoán được để lên kế hoạch khởi động trở lại các hoạt động kinh doanh.

Cũng cần nhấn mạnh sự cần thiết của việc triển khai tiêm chủng, ưu tiên những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất để cho phép mở cửa dần dần các tỉnh và thành phố, thúc đẩy các hoạt động thương mại trở lại bình thường”, ông Alain Cany - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam cho biết.

Còn ông Miyake Yasuo, Giám đốc Nhà máy, Công ty TNHH Công nghiệp Brother Sài Gòn, Đồng Nai đang rất hy vọng không chỉ 3.000 công nhân của công ty được tiêm vaccine để có thể quay trở lại nhà máy làm việc bình thường trở lại, mà cả những công ty vệ tinh cũng được tiêm vaccine.

Dự kiến dịch bệnh kéo dài từ 3 - 6 tháng, giờ đã gần 2 năm, nhiều nơi dự trù cho việc giãn cách xã hội từ 15 - 30 ngày, giờ đã gần bước sang tháng thứ 5... vì thế việc tháo gỡ các điểm vướng mắc là cần thiết để doanh nghiệp có thể bung tỏa vượt qua lúc khó khăn này. Được chủ động hơn, có cơ hội quay trở lại sản xuất nhưng triển khai ra sao, thời gian như thế nào là điều nhiều doanh nghiệp băn khoăn vào thời điểm này.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm