Tận dụng các cơ hội từ những xu thế mới của thương mại và đầu tư quốc tế
Lãi suất tăng, nhiều doanh nghiệp thủy sản nhỏ và vừa chấp nhận lỗ / Doanh nghiệp Việt Nam muốn hợp tác với Châu Âu không thể đứng ngoài xu hướng nông sản xanh
Tham dự Hội nghị có đại diện một số Bộ, ngành trung ương và các sở, ban, ngành của 13 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL, các chuyên gia kinh tế, đại diện của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Ông Nguyễn Văn Hồng- Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ tham dự và phát biểu khai mạc Hội nghị.
Tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Bích Thủy- Phó Vụ trưởng Vụ hợp tác Kinh tế đa phương, Bộ Ngoại giao cho biết: Trong bối cảnh toàn cầu đang có xu hướng dịch chuyển sản xuất, Việt Nam cần tăng sức cạnh tranh, tham gia sâu hơn về chuỗi cung ứng toàn cầu. Là “Vựa lúa” của Việt Nam, khu vực ĐBSCL có vai trò quan trọng thúc đẩy Kinh tế cả nước và thu hút nguồn FDI. Trong 6 tháng đầu năm 2022, vùng ĐBSCL đã thu hút được 666 triệu USD vốn FDI, nâng tổng số dự án FDI còn hiệu lực lên 1.844 dự án với tổng vốn đăng ký trên 34,3 tỷ USD, chiếm trên 8% so với tổng vốn FDI cả nước.
Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong kinh tế cả nước nhưng khu vực ĐBSCL hiện đang đối mặt với những thách thức to lớn, nhất là tác động của biến đổi khí hậu và thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Công, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, nguồn nhân lực chất lượng cao còn thấp. Những thách thức này cần phải nhanh chóng giải quyết để tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện, bao trùm cả ĐBSCL và Việt Nam.
Hội nghị khu vực ĐBSCL về “Các xu thế mới của thương mại, đầu tư quốc tế - Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam”.
Bên cạnh đó, việc hội nhập kinh tế Quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, Việt Nam tham gia ký kết và thực hiện các Hiệp định thương maị tự do (FTA), Hiệp định CPTPP, EAFTA, UKVFTA và RCEP. Trong đó đối tượng chịu tác động trực tiếp là doanh nghiệp và nông dân. Bên cạnh đó, cũng tạo ra nhiều cơ hội thách thức với mong muốn chuyên gia và nhà Khoa học đưa ra các nhóm giải pháp giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu, hội nhập kinh tế Quốc tế và giảm thiểu mức rủi ro, nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hội nghị cũng đã chỉ ra được những thế mạnh và hạn chế còn tồn tại của khu vực ĐBSCL trong triển khai hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn mới, cũng như các cơ hội và thách thức của các xu thế thương mại, đầu tư mới đối với các địa phương, doanh nghiệp ĐBSCL. Các diễn giả cũng đưa ra nhiều khuyến nghị, giải pháp nhằm thu hút đầu tư và nâng cao sức cạnh tranh cho địa phương, doanh nghiệp và sản phẩm khu vực ĐBSCL thông qua chuyển đổi số, triển khai thương mại điện tử đa kênh, hỗ trợ của Chính phủ đối với nông nghiệp bền vững thích ứng với khí hậu; lựa chọn nguồn vốn đầu tư phù hợp; ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng các tiêu chuẩn mới; tiếp tục hoàn thiện thể chế và tạo môi trường kinh doanh thông thoáng...
Từ đó việc tổ chức Hội nghị khu vực ĐBSCL là diễn đàn để đại diện các Bộ, ngành trung ương, địa phương và doanh nghiệp, các đối tác nước ngoài cùng trao đổi, thảo luận về những giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi nhất tại Khu vực, cũng như hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong thời gian tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo