Tesla đối mặt nguy cơ gì trong vụ CEO Elon Musk bị kiện?
BVSC dự đoán lợi nhuận sau thuế của Techcombank năm nay có thể đạt 8.243 tỷ đồng / Những thương hiệu làm nên chuỗi giá trị xe VinFast
SEC đệ đơn kiện lên tòa án hôm 27/9, cáo buộc Elon Musk ra thông báo “sai và gây hiểu nhầm” về kế hoạch tư nhân hóa Tesla. Yếu tố gây sốc là SEC muốn tòa cấm Musk, chủ tịch kiêm CEO Tesla, làm quan chức hoặc giám đốc một công ty đại chúng.
Thông tin trên khiến Phố Wall chấn động. Cổ phiếu Tesla giảm 12% hôm 28/9.
Ông Elon Musk. Ảnh: Reuters
“Đây là lời de dọa nhằm buộc ông ấy phải giải quyết”, John Coffee, giáo sư Trường Luật Columbia, nói. “Tesla không có Elon Musk sẽ mất một phần giá trị. Án phạt thực sự lại rơi vào các cổ đông Tesla. Ai sẽ điều hành công ty đó?”.
Musk lên tiếng, gọi việc SEC đệ đơn kiện là “hành động vô lý” khiến ông “rất buồn và thất vọng”. Musk nói ông luôn hành động “vì lợi ích của sự thật, sự minh bạch và nhà đầu tư”.
Cáo buộc của SEC nghiêm trọng thế nào?
SEC chọn cáo buộc Musk theo Quy tắc 10b-5 của Đạo luật Chứng khoán và Hối đoái. SEC thường dùng quy tắc này để xử lý các nhà giao dịch nội gián và thao túng thị trường.
“Đó là một cáo buộc rất nghiêm trọng”, theo Thomas Gorman, đối tác tại Dorsey & Whitney, cựu nhân viên SEC.
Coffee nói về lý thuyết, một thẩm phán có thể ban lệnh cấm “cả đời” với Musk, ngăn ông là quan chức hoặc giám đốc một công ty. Dù SEC không đề nghị khung thời gian cụ thể, bản án thường không đến mức “cả đời”.
Martha Stewart, CEO kiêm chủ tịch công ty truyền thông Martha Stewart Living Omnimedia, từng bị SEC cáo buộc giao dịch nội gián liên quan cổ phiếu công ty sinh dược ImClone. SEC năm 2006 cấm bà làm CEO hoặc giám đốc tài chính (CFO) cho mọi công ty đại chúng trong 5 năm. Stewart quay trở lại hội đồng quản trị công ty vào năm 2011 và được tái bổ nhiệm vị trí CEO năm 2012.
SEC rõ ràng muốn dùng trường hơp của Musk để phát cảnh báo: các giám đốc doanh nghiệp không thể ra thông báo mà không xét đến sự chính xác của chúng.
“SEC đã đạt được mục tiêu: xuất hiện trên các bản tin”, Randall LaSalle, giáo sư Cao đẳng John Jay về Tư pháp Hình sự, nói.
Chuyện gì xảy ra tiếp theo?
Thông thường, những vấn đề như vậy được giải quyết bằng một thỏa thuận. Việc Musk và SEC không đạt thỏa thuận trước khi cơ quan này đệ đơn kiện là điều bất thường.
“Hầu hết bị đơn đều tìm cách giải quyết nhanh nhất. Tuy nhiên, Musk chưa bao giờ là người có chừng mực”, Coffee nói.
Vụ kiện có thể kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng, ngay cả khi Musk đã muốn xử lý nhanh chóng.
Điều này có thể tạo ra rắc rối với Tesla. Tesla từng tuyên bố không cần tăng thêm tiền nhưng giới phân tích cho rằng công ty sẽ sớm phải thực hiện điều này để trả nợ và đầu tư vào hoạt động kinh doanh. Nhà đầu tư có thể không muốn bơm thêm tiền khi CEO vướng bê bối còn các nhân viên cấp cao từ chức.
Charles Whitehead, giáo sư Trường Luật Cornell, nhận định Musk có khả năng đạt thỏa thuận cho phép ông giữ ít vai trò hơn nhưng vẫn ở lại Tesla. “Tại sao SEC lại muốn gây tổn hại cho một công ty nhiều hơn cả dòng tweet? Điều này sẽ giống như vứt bỏ một cái gì quý báu cùng với thứ họ không thích”.
Chấp nhận mất chức chủ tịch
Musk ngày 29/9 chấp nhận từ chức chủ tịch Tesla theo thỏa thuận giải quyết các cáo buộc do SEC đưa ra. Cụ thể, ông được phép tiếp tục làm CEO của Tesla nhưng phải rời vị trí chủ tịch hội đồng quản trị trong vòng 45 ngày, không được phép quay lại vị trí này trong 3 năm. Ông còn phải nộp một khoản phạt dân sự 20 triệu USD.
Tesla cùng ngày cũng chấp nhận trả 20 triệu USD để giải quyết cáo buộc không kiểm soát tốt dòng tweet của Musk. Công ty đồng ý bổ nhiệm mới hai giám đốc độc lập vào hội đồng quản trị và lập ủy ban giám sát các thông báo của Musk.
Cách giải quyết trên cần chờ tòa án chấp thuận.
CNBC dẫn các nguồn ẩn danh nói Musk đã từ chối một thỏa thuận trước khi SEC đệ đơn. Musk lẽ ra chỉ phải “nộp phạt một khoản nhỏ” và rời ghế chủ tịch trong hai năm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo