Hỗ trợ doanh nghiệp

Thanh Hóa: Hỗ trợ các doanh nghiệp mới thành lập trong dịch Covid-19

DNVN - Mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng các ngành, địa phương của tỉnh Thanh Hóa luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, vận dụng nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ thúc đẩy phong trào khởi nghiệp cũng như tạo điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh.

Nhà đầu tư vẫn than khó giải phóng mặt bằng tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô / Cơ cấu lại các khoản nợ, hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn phục hồi

Những tháng đầu năm, việc huy động nguồn vốn tư nhân vào đầu tư phát triển sản xuất gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Ngoài một số địa phương đang có lợi thế về phát triển hạ tầng trong giai đoạn này, phần lớn các huyện, thị xã, thành phố đều đang gặp khó khăn trong việc hoàn thành các mục tiêu phát triển DN mới . Tuy nhiên, theo báo cáo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa trong quý I/2021 toàn tỉnh thành lập thêm 600 doanh nghiệp mới, đó là điều khởi sắc đáng ghi nhận của tỉnh nhà.

Mặc dù, quy mô các doanh nghiệp mới thành lập còn nhỏ, tỷ lệ DN mới phát triển bền vững còn thấp. Trong khi đó, các doanh nghiệp chưa cân đối về lĩnh vực ngành nghề, vùng, địa phương. Một số địa phương có tình trạng phát triển DN mới theo phong trào, thành tích, dẫn đến nhiều hộ cá thể thành lập DN trong tình trạng “chín ép”, trong khi chưa hội tụ đủ các yếu tố cần thiết để vận hành DN hoạt động hiệu quả.

Cụm công nghiệp cảng cá Hòa Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hóa)

Cụm công nghiệp cảng cá Hòa Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hóa)

Trước thực trạng này, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa đã chủ động nâng cao hiệu quả hoạt động tổ tư vấn hỗ trợ phát triển DN, tăng cường hỗ trợ các thủ tục liên quan đến kế toán, thuế, ưu đãi vốn vay... cho DN. Đồng thời, triển khai các hoạt động dịch vụ tiễn ích hỗ trợ đăng ký giúp rút gọn và đơn giản mức tối đa về khâu hành chính, giảm bớt áp lực công việc cho cả phía DN và cơ quan đăng ký kinh doanh, cán bộ hỗ trợ phát triển DN.

Cụ thể, trong quý I/2021, huyện Hậu Lộc có 12 doanh nghiệp mới thành lập. Để tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp ngoài các cơ chế, chính sách của Trung ương, UBND tỉnh, huyện đã xây dựng chương trình hỗ trợ phát triển DN nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức và tạo động lực phát triển như “bám cơ sở, tuyên truyền giải thích và tư vấn tại chỗ”, đồng thời, đa dạng hóa phương thức tuyên truyền, tập trung về những lợi ích khi thành lập DN so với loại hình hộ kinh doanh, rủi ro khi hoạt động kinh doanh cá thể nhằm khuyến khích các hộ kinh doanh cá thể chuyển sang hoạt động theo mô hình DN.

Thủ tục hành chính trong thành lập DN đã được rút gọn và đơn giản tới mức tối đa, giảm thời gian đi lại cũng như chi phí của DN; tạo điều kiện về quỹ đất, giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng để khuyến khích phong trào khởi nghiệp và hỗ trợ DN mở rộng ngành nghề sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, phát huy tốt vai trò của các tổ chức, đoàn thể chính trị như hội liên hiệp phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên... để phát hiện các nhân tố, nuôi dưỡng thành lập DN.

Châu Giang
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm