Thành lập Tổ công tác liên ngành hỗ trợ các nhà đầu tư cảng Liên Chiểu
Đà Nẵng: Top TV Club & Karaoke tiếp tục duy trì sức hút điểm đến giải trí hàng đầu / Đà Nẵng: Giải ngân vốn đầu tư công vẫn còn nhiều khó khăn
Theo BQL các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên TP Đà Nẵng (PIIP) - chủ đầu tư dự án xây dựng cơ sở hạ tầng dùng chung khu bến cảng Liên Chiểu, Tổ công tác liên ngành hỗ trợ các nhà đầu tư nghiên cứu và triển khai dự án tổng thể khu bến cảng Liên Chiểu do Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đỗ Thành Trung làm Tổ trưởng.
Hạng mục đê, kè chắn sóng phần cơ sở hạ tầng dùng chung khu bến cảng Liên Chiểu đang được khẩn trương cxaay dựng.
Tổ công tác có nhiệm vụ nghiên cứu và hỗ trợ các bên liên quan xây dựng phương án đầu tư tổng thể cho khu bến cảng Liên Chiểu phù hợp với chiến lược phát triển KT-XH, ngành nghề và lĩnh vực của địa phương. Đồng thời hướng dẫn chung cho các nhà đầu tư về hồ sơ, quy trình và thủ tục cần thiết trong quá trình nghiên cứu và đề xuất dự án đầu tư vào khu bến cảng Liên Chiểu.
PIIP cho biết, đến thời điểm này có ba liên danh nhà đầu tư trong và ngoài nước đã trình hồ sơ đăng ký nghiên cứu đầu tư tổng thể vào khu bến cảng Liên Chiểu, gồm: Liên danh APM Terminal - Hateco; Tập đoàn Adani - Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam và Sumitomo – Tập đoàn BRG.
Theo đề xuất quy hoạch của Bộ GTVT, khu bến Liên Chiểu có quy mô dự kiến 20 bến cảng. Đến năm 2030 khu bến này có 2 - 4 bến cảng (gồm 2 – 4 cầu cảng). Trong đó 2 bến cảng khởi động đáp ứng thông qua hàng hóa từ 7,5 - 11,9 triệu tấn, 2 bến còn lại phát triển phù hợp với nhu cầu trung chuyển container quốc tế. Tầm nhìn đến năm 2050 tiếp tục phát triển các bến cảng mới đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân từ 4,5 - 5,5%/năm.
Tại Công văn 10584/BGTVT-KHĐT ngày 2/10 gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Bộ GTVT cho biết thống nhất quan điểm với UBND TP Đà Nẵng về đầu tư một lần cho tổng thể toàn bộ khu bến cảng Liên Chiểu (không bao gồm bến cảng hàng lỏng/khí) nhằm lựa chọn nhà đầu tư chiến lược có năng lực về tài chính và khả năng khai thác cảng.
Đồng thời Bộ GTVT đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép bổ sung các bến cảng hàng lỏng/khí phục vụ kho dự trữ LNG, LPG vào quy hoạch khu bến cảng Liên Chiểu để phù hợp với nhu cầu tại Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo báo cáo của PIIP, đến cuối tháng 9/2024, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng dùng chung khu bến cảng Liên Chiểu (tổng mức đầu tư 3.462 tỷ đồng) đã thi công đạt hơn 72% khối lượng. Đồng thời dự án đường ven biển nối cảng Liên Chiểu (tổng mức đầu tư 1.203 tỷ đồng) đã thi công hoàn thành hơn 39% khối lượng. Theo yêu cầu của Thủ tướng Phạm Minh Chính, hai dự án này phải hoàn thành đưa vào khai thác ngày 30/8/2025, thay vì tháng 11/2025 như kế hoạch ban đầu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo