Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ
Mercedes-Benz sắp khai tử nhiều mẫu xe để giảm chi phí / Hơn 9.800 doanh nghiệp giải thể do ảnh hưởng của dịch COVID-19
Mặt hàng gỗ dán Việt Nam đang đối mặt với thuế chống lẩn tránh xuất xứ từ Mỹ và thuế chống bán phá giá từ thị trường Hàn Quốc khiến đầu ra xuất khẩu giảm. Một mặt hàng khác là gỗ ghép thanh đang tắc nghẽn xuất khẩu do đột ngột bị áp thuế 25%.
Gỗ dán xuất khẩu sang Hàn Quốc chịu mức thuế chống bán phá giá 10%. Giá xuất khẩu tăng lên 240 USD/m3 khiến lượng hàng xuất khẩu sụt giảm 40% trong tháng 6, 7, nhưng doanh nghiệp đã thích nghi, khi nhà nhập khẩu, nhà sản xuất san sẻ mức thuế này, đơn hàng xuất khẩu gỗ dán sang Hàn Quốc tháng 8, 9 đang tăng trưởng trở lại.
Mặt hàng gỗ dán Việt Nam đang đối mặt với thuế chống lẩn tránh xuất xứ từ Mỹ và thuế chống bán phá giá từ thị trường Hàn Quốc. Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, câu chuyện xuất khẩu gỗ dán sang Mỹ ảnh hưởng lớn hơn khi sản phẩm gỗ dán xuất khẩu Mỹ là dòng sản phẩm có giá trị xuất khẩu lớn. Mức áp thuế chống bán phá giá lên tới 184%, thuế chống trợ cấp lên đến trên 200% sẽ khiến cho doanh nghiệp ngừng hoàn toàn xuất khẩu đi thị trường này, cần gỡ khó sớm nhất.
Trong khi đó, với mặt hàng gỗ ghép thanh, việc đột ngột thay đổi mã HS cho mặt hàng này theo văn bản ngày 24/6 do Tổng cục Hải quan ban hành đã nâng mức thuế áp dụng từ 0% lên 25% khiến 100% doanh nghiệp xuất khẩu ván ghép thanh bị tắc nghẽn đơn hàng, không xuất khẩu được.
Gỗ dán xuất khẩu sang Hàn Quốc chịu mức thuế chống bán phá giá 10%. Ảnh minh họa: Dân trí
Tiếp nhận ý kiến từ doanh nghiệp, hiệp hội và bộ nông nghiệp, đại diện Tổng cục Hải quan cũng khẳng định sẽ báo cáo lại chi tiết đầy đủ vấn đề này.
Cũng theo Bộ NN&PTNT, gỗ ghép thanh là sản phẩm đang xuất khẩu tốt bất chấp bối cảnh khó khăn do dịch bệnh COVID-19. Việc duy trì mã HS cho mặt hàng gỗ này giúp đảm bảo xuất khẩu, góp phần cho mục tiêu xuất khẩu trên 12 tỷ USD năm nay thành hiện thực.
End of content
Không có tin nào tiếp theo