Hỗ trợ doanh nghiệp

Thiếu vốn, các doanh nghiệp Việt Nam đang tăng đi vay từ nước ngoài

Theo đó, thị trường cho vay còn non trẻ tại Việt Nam đang cung cấp một cơ hội sinh lời béo bở cho nhà cho vay ngoại quốc.

Doanh nghiệp cần xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế / Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kêu gọi doanh nghiệp "đàn anh" nâng đỡ Startup Việt

Ảnh: Jakarta Post

Ảnh: Jakarta Post

Khi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn đang kéo dài, Bloomberg lại tìm ra một người chiến thắng mới. Các công ty Việt Nam đang tăng vay nợ từ thị trường vốn nước ngoài, khi nền kinh tế của đất nước hưởng lợi từ việc các doanh nghiệp muốn chuyển dịch chuỗi cung ứng của họ ra khỏi Trung Quốc.

Thị trường cho vay còn non trẻ tại Việt Nam đang cung cấp một cơ hội sinh lời béo bở cho nhà cho vay ngoại quốc, với mức lãi suất so sánh cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Theo số liệu được tổng hợp bởi Bloomberg, khối lượng cho vay hợp vốn bằng USD trong 5 tháng đầu năm 2019 đã đạt 2 tỷ USD, tăng 119% so với cùng kỳ năm trước.

Bryan Liew, người phụ trách hoạt đông cho vay hợp vốn tại ASEAN của Standard Chartered tại Singapore, đánh giá: "Việt Nam là một điểm sáng trong thị trường cho vay hợp vốn ở ASEAN. Đất nước có thể được hưởng lợi từ dịch chuyển sản xuất ra ​​Trung Quốc trong bối cảnh chiến tranh thương mại leo thang".

 

Sự bùng nổ của hoạt đồng vay nợ từ Việt Nam diễn ra khi khối lượng cho vay ở khu vực Đông Á (không bao gồm Nhật Bản) đã giảm khoảng 25% từ đầu năm đến nay, với sự sụt giảm mạnh nhất diễn ra Trung Quốc trong bối cảnh chiến tranh thương mại ngày càng leo thang.

Nhiều thương vụ vay vốn, có giá trị ít nhất 1,4 tỷ USD, đang được thực hiện, bao gồm cả các khoản vay từ Tổng Công ty khí Việt Nam. Dù vậy, các khoản vay của Việt Nam vẫn chỉ chiếm khoảng 4% thị trường ASEAN.

Những người đi vay của Việt Nam cũng đang chào mức lãi suất cao nhất trong ngành. Công ty tài chính tiêu dùng của VPBank (FeCredit) đã trả mức lãi suất cao hơn 275 điểm cơ bản so với lãi suất Libor, cho khoản vay 215 triệu USD, được chốt vào tháng 3.

Trong năm 2018, những người đi vay khác tại ASEAN trung bình chào mức lãi suất cao hơn 105 điểm cơ bản so với lãi suất Libor cho cùng kỳ hạn, theo dữ liệu của Bloomberg.

Việt Nam cũng đồng thời là một trong những nước châu Á, có khối lượng xuất khẩu sang Mỹ tăng trưởng nhanh nhất trong quý trước.

 

“Việt Nam là một nền kinh tế lớn mà chi phí kinh doanh vẫn còn thấp”, Bryan Liew nói trong một cuộc phỏng vấn. “Nhu cầu tín dụng nhìn chung là sẽ tăng lên trong bối cảnh chiến tranh thương mại”.

Cho vay hợp vốn (cho vay đồng tài trợ) là hình thức cấp tín dụng thông qua việc tham gia tài trợ vốn của từ hai tổ chức tín dụng trở lên, trong đó có một tổ chức tín dụng đứng ra làm đầu mối

Theo nhipcaudautu.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm