Thương hiệu

Quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể “Sen Huế”

DNVN - Dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể (NHTT) “Sen Huế” cho sản phẩm sen của tỉnh Thừa Thiên Huế” thực hiện hoàn thành là cơ hội thuận lợi, phát huy lợi thế cạnh tranh sản phẩm sen Huế, tăng giá trị kinh tế cho người sản xuất và kinh doanh sen tại địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và các địa phương.

Xây dựng Huế trở thành trung tâm Khoa học và Công nghệ của cả nước / Thừa Thiên Huế xét tặng Giải thưởng Cố đô về Khoa học và Công nghệ năm 2021

Ngày 19/10 ông Hồ Thắng - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đơn vị vừa tổ chức Hội nghị nghiệm thu kết quả thực hiện dự án KH&CN cấp tỉnh "Tạo lập, quản lý và phát triển NHTT Sen Huế cho các sản phẩm sen của tỉnh Thừa Thiên Huế".

Theo ông Thắng, tỉnh Thừa Thiên Huế là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng không chỉ trong nước mà cả trên thế giới, trong đó đặc biệt là các đặc sản về ẩm thực và nông sản. Thừa Thiên Huế có nhiều đặc sản đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xếp vào TOP các đặc sản nổi tiếng Việt Nam như mè xửng Huế, Tôm chua Huế, thanh trà Huế,... Trong hành trình tìm kiếm, quảng bá đặc sản và ẩm thực Việt Nam, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập đặc sản của các tỉnh vào các Top đặc sản nổi tiếng của Việt Nam, trong đó có“chè hạt sen”“hạt sen Tịnh Tâm”của tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngoài ra,Bún bò Huế”là đặc sản của tỉnh được bình chọn Kỷ lục của châu Á.

"Tuy nhiên, nhiều đặc sản của Thừa Thiên Huế mặc dù đã rất nổi tiếng nhưng hiện nay vẫn chưa cóthương hiệu”, các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn đang trong tình trạng nhỏ lẻ, mạnh ai nấy làm, hình thức quản lý sản xuất và quảng bá sản phẩm chưa được tổ chức một cách bài bản nên sản phẩm chưa tiếp cận đến được với thị trường trong và ngoài nước, làm hạn chế khả năng phát triển của đặc sản. Sen Huế là một trong số các đặc sản của tỉnh Thừa Thiên Huế đang trong tình trạng đó" ông Thắng chia sẻ.

TS. Hồ Thắng – Giám đốc Sở KH&CN, Chủ tịch Hội đồng, Chủ trì Hội nghị

TS. Hồ Thắng – Giám đốc Sở KH&CN, Chủ tịch Hội đồng, Chủ trì Hội nghị.

Theo KS Phạm Xuân Nam - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Chủ nhiệm Dự án cho biết: Ở Huế, cây sen có rất sớm, chúng được trồng nhiều ở các khu vực đền, chùa, miếu, lăng tẩm… Hoa sen được sử dụng nhiều trong các lễ hội ở Huế như các dịp festival, lễ Phật Đản… Người dân ở Huế rất trân trọng cây sen bởi ý nghĩa thanh cao của nó. Ngoài ra, sen còn là cây trồng giúp người dân Huế tăng thêm thu nhập và phát triển kinh tế nông hộ.

Tuy nhiên, các sản phẩm từ sen tại Huế hiện nay đang có xu hướng giảm chất lượng khiến uy tín sen Huế đang dần mai một. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là hoạt động trồng và phát triển sen Huế hiện đang tự phát, sen được trồng tràn lan, không theo quy hoạch, chưa được kiểm soát kỹ về tiêu chuẩn của đất trồng, nước, cách thức chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến.... Với phương châm sử dụng kinh nghiệm dân gian là chủ yếu cùng với sản xuất manh mún nên sen Huế chưa có năng suất cao cũng như chất lượng vượt trội đặc trưng của sen Huế.

Bên cạnh đó, sự du nhập của các giống sen cao sản có nguồn gốc từ Đồng Tháp đã dẫn đến hiện tượng các giống sen Huế giảm nhiều về số lượng lẫn chủng loại. Hơn thế nữa, còn có hộ dân trồng sen vì lợi ích cá nhân sử dụng các loại hóa chất không khuyến khích và không đúng quy trình trong nông nghiệp an toàn; Một vấn đề không kém quan trọng là hoạt động phổ biến, tập huấn kiến thức kỹ thuật trồng trọt, về chọn giống, về chăm bón, bảo tồn giống sen quý của Huế và ký thuật thu hái sơ, chế biến… cũng chưa được quan tâm đúng mức do chưa có một tổ chức đầu mối đại diện cho các doanh nghiệp, hộ dân trồng sen đứng ra tiếp nhận các quy trình nêu trên để phổ biến cho người dân hoặc tổ chức cho người dân tham gia các khóa tập huấn kỹ thuật; ngoài ra, hoạt động xây dựng thương hiệu, quảng bá và phát triển thị trường cho sen Huế vẫn chưa được quan tâm đúng mức phù hợp với khả năng phát triển của một trong những đặc sản có tiềm năng của tỉnh Thừa Thiên Huế.

“Trước thực trạng đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thực hiện Dự án:Tạo lập, quản lý và phát triểnnhãn hiệu tập thể “Sen Huế" cho các sản phẩm Sen của tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả của nghiên cứu này là cơ sở quan trọng để đề xuất các giải pháp nhằm phát triển nghề trồng và chế biến các sản phẩm từ sen nhằm phát huy danh tiếng của sen Huế và góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân sản xuất kinh doanh (SNKD) các sản phẩm sen Huế”, ông Phạm Xuân Nam nhấn mạnh.

Việc thực hiện dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển NHTT Sen Huế cho các sản phẩm Sen của tỉnh Thừa Thiên Huế” cũng kỳ vọng tạo đượcthương hiệuSen Huếvà khẳng định chất lượng đặc trưng, đưa sản phẩm sen Huế đi vào tâm thức của người tiêu dùng tương xứng với một trong các đặc sản của vùng đất cố đô Huế...

Mục tiêu của Dự án là làm rõ được đặc trưng của sen Huế; Tạo lập và bảo hộ được NHTT “Sen Huế” cho các sản phẩm sen của tỉnh Thừa Thiên Huế; Xây dựng được hệ thống công cụ phục vụ quản lý, khai thác và phát triển NHTT “Sen Huế”; Có được mô hình tổ chức quản lý và khai thác NHTT “Sen Huế” trên thực tế.

 


Vinh Hưng
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm