Hỗ trợ doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp chính là cốt lõi trong đạo đức kinh doanh

(DNVN) - Sáng ngày 18.9.2018, tại Hà Nội diễn ra Hội thảo văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh. Hội thảo nhằm trao đổi về văn hóa, đạo đức trong kinh doanh, trách nhiệm xã hội, triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp.

Khai mạc vòng sơ khảo Hội diễn “Nghệ thuật Doanh nhân doanh nghiệp toàn quốc”, lần thứ VIII, năm 2018 – Khu vực phía Bắc / Cơ hội nào cho nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp hàng không Việt Nam?

Toàn cảnh buổi Hội thảo Văn hóa doanh nghiệp và Đạo đức kinh doanh.

Hội thảo văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh.

Đây được coi là một cơ hội quý báu để các doanh nhân, đại diện các doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế và văn hóa gặp gỡ thảo luận. Từ đó sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế về kinh tế xã hội, tạo ra cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp. Cùng với đó là tăng cường phổ biến pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế tới từng doanh nghiệp, nhằm ngăn chặn, trừng phạt những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, gian lận, làm ăn phi pháp, phi văn hóa gây tổn hại tới các doanh nghiệp. Doanh nghiệp Việt Nam hiện đang đứng trước những cơ hội cũng như thách thức to lớn, đòi hỏi phải nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ bằng nguồn vốn, chiến lược kinh doanh, công nghệ, năng suất, chất lượng, mẫu mã sản phẩm, uy tín và đạo đức kinh doanh. Từ đó tạo môi trường thuận lợi nhằm cải tạo, xây dựng và phát huy đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến đóng góp đã gây được sự chú ý. Đó là, doanh nghiệp dù ở bất cứ lĩnh vực nào thì xây dựng văn hóa doanh nghiệp là nhiệm vụ bắt buộc phải làm nếu muốn phát triển bền vững. Trong đó, sự tác động của thương hiệu tới văn hóa vô cùng to lớn. Do vậy văn hóa doanh nghiệp là nhân tố soi sáng con đường cho các doanh nghiệp đi. Văn hóa doanh nghiệp chính là cốt lõi để phân biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Trong thị trường thay đổi như vũ bão như hiện nay, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp cũng có lúc bị coi nhẹ, song song với đó việc xây dựng thương hiệu cũng bị coi nhẹ hoặc bị nhận thức sai lệch. Đến một lúc nào đó, lãnh đạo giật mình nhận ra doanh nghiệp của mình không có bản sắc gì, nhận ra sự chia rẽ, bè phái hay tật xấu của nhân viên thì đã không thể khắc phục. Vì vậy, trong kinh doanh không chỉ chú ý đến văn hóa hữu hình mà còn phải quan tâm đến phát triển văn hóa doanh nghiệp.
Tuyết Thùy
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo