Hỗ trợ doanh nghiệp

VASEP kiến nghị không kiểm dịch sản phẩm thủy sản chế biến theo Luật Thú y

DNVN- VASEP kiến nghị không đưa các sản phẩm thuỷ sản chế biến từ động vật, hoặc sản phẩm có chứa “sản phẩm động vật” vào danh mục phải kiểm dịch (bệnh) theo Luật Thú y, trừ các sản phẩm sống, tươi sống, ướp lạnh. Các sản phẩm chế biến chỉ chịu kiểm soát theo các quy định của Luật An toàn thực phẩm.

Từ ổ dịch trong KCN An Đồn, Đà Nẵng siết việc chấp hành quy định phòng, chống dịch tại các doanh nghiệp / Lượng khách giảm về 0, sếp công ty du lịch phải vay lãi ngân hàng để nuôi quân

VASEP kiến nghị không đưa các sản phẩm thuỷ sản chế biến từ động vật, hoặc sản phẩm có chứa “sản phẩm động vật” vào danh mục phải kiểm dịch (bệnh) theo Luật Thú y, trừ các sản phẩm sống, tươi sống, ướp lạnh.

VASEP kiến nghị không đưa các sản phẩm thuỷ sản chế biến từ động vật, hoặc sản phẩm có chứa “sản phẩm động vật” vào danh mục phải kiểm dịch (bệnh) theo Luật Thú y, trừ các sản phẩm sống, tươi sống, ướp lạnh. Ảnh minh họa: Internet.

Hiệp hội Xuất khẩu và Chế biến thủy sản Việt Nam (VASEP vừa có Văn bản số 45/CV-VASEP gửi Bộ Tư pháp đề xuất các vướng mắc, bất cập mà doanh nghiệp (DN) ngành thủy sản đang đối mặt.

Công văn của VASEP phúc đáp Công văn số 1008/BTP-PLDSKT ngày 7/4/2021 của Bộ Tư pháp về việc đề xuất nội dung dự kiến rà soát, nhận diện đầy đủ các tồn tại, hạn chế của quy định pháp luật trước các tác động mạnh mẽ, dài hạn của đại dịch Covid-19.

Một trong 5 vấn đề được VASEP đề cập trong văn bản này là bất cập, vướng mắc trong việc đưa các sản phẩm chế biến từ động vật, sản phẩm động vật thủy sản sử dụng cho con người tiêu dùng vào danh mục kiểm dịch thú y.

VASEP cho biết, Hiệp hội cũng đã có Văn bản số 14/CV-VASEP ngày 19/2/2021 góp ý cho Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018 (mã số HS đối với danh mục hàng hoá thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ NN&PTNT).

Theo VASEP, nhiều sản phẩm chế biến từ động vật, sản phẩm động vật hoặc sản phẩm có chứa “sản phẩm động vật” (hàng khô, đồ hộp, nấu chín, ăn liền, đông lạnh…) vẫn đang tiếp tục thuộc danh mục phải “kiểm dịch” (theo Luật Thú y) là chưa phù hợp.

Việc duy trì mở rộng các đối tượng/danh mục “hàng chế biến” phải kiểm dịch như Dự thảo là biện pháp quá mức và không cần thiết, chưa phù hợp với chủ trương cắt giảm danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, với quy định pháp luật cũng như thông lệ quốc tế hiện hành.

Vì vậy VASEP kiến nghị không đưa các sản phẩm thuỷ sản chế biến từ động vật, hoặc sản phẩm có chứa “sản phẩm động vật” vào danh mục phải kiểm dịch (bệnh) theo Luật Thú y, trừ các sản phẩm sống, tươi sống, ướp lạnh. Các sản phẩm chế biến kể trên chỉ chịu kiểm soát theo các quy định của Luật An toàn thực phẩm.

Sau khi phân tích những bất cập về pháp lý cũng như sự chưa phù hợp với thực tế và thông lệ quốc tế, VASEP cho rằng quy định trước đây về danh mục đối tượng phải kiểm dịch thủy sản của Bộ NN&PTNT cũng không yêu cầu kiểm dịch đối với sản phẩm thủy sản đông lạnh và chế biến chín, đóng bao bì kín. Cụ thể, năm 2008, trong “Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật thủy sản và sản phẩm động vật thủy sản” ban hành kèm theo Quyết định 110/2008/QĐBNN ngày 12/11/2008 của Bộ NN&PTNT.

Văn bản của VASEP nêu rõ, để quản lý có hiệu quả, chúng ta phải áp dụng quản lý rủi ro, Hiệp hội hoàn toàn nhất trí về sự cần thiết phải kiểm dịch chặt chẽ các sản phẩm sống, tươi sống, ướp đá. Nhưng về mặt khoa học và quản lý, không áp dụng tương tự cho các sản phẩm thực phẩm (dùng cho người) ở dạng chế biến (đông lạnh, chín, đóng bao bì kín….) vì về nguyên tắc, các mặt hàng thủy sản đông lạnh và sản phẩm chế biến chín, đóng bao bì kín (như đồ hộp, hàng khô tẩm gia vị ăn liền,…) không thể mang và không có nguy cơ mang theo mầm bệnh và không thể gây ra lây lan dịch bệnh cho thủy sản trong môi trường xung quanh...”.

Lý do không kiểm dịch sản phẩm thủy sản chế biến

Cách đây hơn 2 tháng, trong văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn góp ý cho thông tư thay thế Thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT về bảng mã số HS đối với Danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, VASEP đã kiến nghị không đưa các sản phẩm chế biến từ động vật, sản phẩm động vật thủy sản vào Danh mục kiểm dịch theo Luật Thú y.

Hiện tại, việc nhập khẩu các sản phẩm chế biến kể trên để dùng cho người đã và đang được Cục Thú y kiểm tra nhập khẩu theo các chỉ tiêu an toàn thực phẩm. Theo VASEP, cách làm này là đúng cơ sở khoa học, pháp lý và thông lệ quốc tế.

Vấn đề phát sinh là các hoạt động này đang bị mang tên là hoạt động kiểm kịch theo Luật Thú y.

Theo đại diện của VASEP, gọi đúng bản chất của hoạt động này cũng như cách thức cơ quản lý đang làm với sản phẩm này là kiểm tra an toàn thực phẩm, thì căn cứ thực hiện là Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật An toàn thực phẩm 2010. Nhưng vì bị gọi là kiểm dịch, nên phải thực hiện quy trình, thủ tục theo các thông tư 36/2018/TT-BNNPTNT, 26/2016/TT-BNNPTNT và 18/2018/TT-BNNPTNT quy định về kiểm dịch, sản phẩm động vật thủy sản. Quy trình, thủ tục vì thế phức tạp hơn, nhiều sản phẩm đáng ra được miễn kiểm tra an toàn thực phẩm vẫn bị kiểm tra vì theo quy định của kiểm dịch. VASEP đề nghị gọi đúng tên của hoạt động này là kiểm tra an toàn thực phẩm.

Trong văn bản gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp gửi Thủ tướng Chính phủ, VASEP cho rằng, việc chưa phân biệt được các chỉ tiêu về “dịch bệnh” và “an toàn thực phẩm” khi mà sản phẩm là thực phẩm dùng cho người, thậm chí bị đánh tráo khái niệm, khiến quy mô hàng hoá và đối tượng chịu điều chỉnh là quá mức cần thiết.

Do đó, VASEP đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không đưa các sản phẩm thuỷ sản chế biến từ động vật - sản phẩm động vật hoặc sản phẩm có chứa “sản phẩm động vật” (hàng khô, đồ hộp, nấu chín, ăn liền, đông lạnh…) vào danh mục phải kiểm dịch nhập khẩu theo Luật Thú y, trừ các sản phẩm sống, tươi sống, ướp lạnh. Các sản phẩm chế biến kể trên chỉ chịu kiểm soát theo các quy định của Luật An toàn thực phẩm.

5 vấn đề cần rà soát vì "làm khó" doanh nghiệp thủy sản

Một là, bất cập, vướng mắc trong QCVN 11-MT:2015 về nước thải chế biến thuỷ sản và Dự thảo QCVN nước thải công nghiệp 2021.

Hai là, bất cập, vướng mắc trong việc đưa các sản phẩm chế biến từ động vật, sản phẩm động vật thủy sản sử dụng cho con người tiêu dùng vào danh mục kiểm dịch thú y.

Ba là, bất cập, vướng mắc trong quy định mức thu kinh phí công đoàn 2% quỹ lương.

Bốn là, bất cập trong quy định và thực hiện về "kiểm dịch" và "thông quan" nguyên liệu thủy sản nhập khẩu.

Năm là, bất cập, vướng mắc trong thu phí sử dụng hạ tầng, dịch vụ, tiện ích công cộng khu vực cảng biển tại TP.HCM.

Nhật Xuân
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm