Hỗ trợ doanh nghiệp

Vinamilk ra mắt hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2022-2026, định hướng chiến lược 5 năm và các dự án đầu tư trọng điểm

DNVN - Ngày 26/4, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông năm 2022 theo hình thức trực tuyến. Đây là Đại hội kết thúc nhiệm kỳ của Hội đồng Quản trị 2017-2021, ra mắt các thành viên Hội đồng Quản trị nhiệm kỳ 2022-2026 của Vinamilk.

Vinamilk tặng 1 triệu ly sữa cho trẻ em khó khăn giữa đại dịch / Vinamilk tiếp tục được vinh danh trong top 10 doanh nghiệp phát triển bền vững nhất Việt Nam 2021

2021 là năm cuối trong giai đoạn 5 năm 2017– 2021, đánh dấu cột mốc 45 năm thành lập Công ty, Vinamilk vinh dự đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất, phần thưởng cao quý do Đảng và Nhà nước trao tặng. Trong giai đoạn này, Vinamilk đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận như: Vươn lên hạng 36 trong danh sách các công ty sữa lớn nhất thế giới về doanh thu (theo Plimsoll, Anh Quốc); Đại diện duy nhất của khu vực Đông Nam Á lọt vào Top 10 thương hiệu sữa giá trị nhất toàn cầu và Top 5 thương hiệu thực phẩm mạnh nhất toàn cầu với giá trị thương hiệu 2,4 tỷ USD (theo Brand Finance, Anh Quốc).

Năm 2021, tổng doanh thu hợp nhất của Vinamilk lần đầu vượt mốc hơn 61 nghìn tỷ đồng, tăng 2,2% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu thuần xuất khẩu đạt 6.128 tỷ đồng, tăng 10,2% so với cùng kỳ và doanh thu thuần các công ty con ở nước ngoài đạt 3.589 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ.

Đại hội đồng cổ đông của Vinamilk năm 2022 diễn ra dưới hình thức trực tuyến.

Đại hội đồng cổ đông của Vinamilk năm 2022 diễn ra dưới hình thức trực tuyến.

Công ty cũng duy trì thị phần dẫn đầu trong nhiều ngành hàng, tiếp tục mở rộng thị trường quốc tế, quy mô doanh số, hệ thống phân phối, hệ thống các nhà máy và trang trại, song song theo đuổi các mục tiêu phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội. Đây chắc chắn là nền móng vững chắc để Vinamilk để chuẩn bị cho giai đoạn 2022 – 2026 kế tiếp.

Nhận được sự đồng thuận cao từ các cổ đông, Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 đã diễn ra thành công và thống nhất thông qua các nội dung quan trọng.

Công ty đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất cho năm 2022 là 64.070 tỷ đồng và kế hoạch lợi nhuận trước thuế là 12 nghìn tỷ đồng, lần lượt tương đương 105% và 93% so với năm 2021.

Công ty sẽ tiếp tục giới thiệu các sản phẩm mới, chất lượng đến người tiêu dùng. Chiến lược cao cấp hóa sản phẩm vẫn được tiếp tục thực hiện, với định hướng gia tăng các giá trị không chỉ về dinh dưỡng mà còn là giá trị cộng thêm cho người tiêu dùng trên mỗi sản phẩm. Tiếp nối đà tăng trưởng tốt của năm 2021, Vinamilk sẽ tiếp tục mở rộng hệ thống phân phối, đầu tư cho kênh Giấc Mơ Sữa Việt (gồm hệ thống cửa hàng và kênh bán hàng trực tuyến), dự kiến có thể đạt mốc 1 nghìn cửa hàng trong 2-3 năm tới.

 

Trong năm 2022, 4 dự án chiến lược của Vinamilk sẽ được thúc đẩy triển khai, tạo động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho giai đoạn 5 năm 2022-2026.

Trong năm 2022, 4 dự án chiến lược của Vinamilk sẽ được thúc đẩy triển khai, tạo động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho giai đoạn 5 năm 2022-2026.

Vinamilk đồng thời nâng cao năng lực quản trị, hiệu quả hoạt động tại các công ty thành viên, phối hợp để đẩy mạnh thực hiện các dự án đầu tư trọng điểm như Nhà máy sữa Hưng Yên, Dự án về bò thịt, Dự án tổ hợp Thiên đường sữa Mộc Châu… theo tiến độ đã đề ra.

Về cổ tức:Mức chi trả cổ tức bằng tiền năm 2022 là 3.850 đồng/cổ phiếu, đây là mức chi trả cổ tức bằng tiền cao trên thị trường.

 

Với tỷ lệ đồng thuận cao, Đại hội thông qua HĐQT của Vinamilk nhiệm kỳ 2022-2026 bao gồm các thành viên (sắp xếp theo thứ tự alphabet của tên TV HĐQT; thông tin về TV HĐQT có thể xem tại đây): Ông Alain Xavier Cany; Bà Đặng Thị Thu Hà; Ông Đỗ Lê Hùng; Ông Hoàng Ngọc Thạch; Ông Lê Thành Liêm; Ông Lee Meng Tat; Bà Mai Kiều Liên; Ông Michael Chye Hin Fah; Ông Nguyễn Hạnh Phúc; Bà Tiêu Yến Trinh.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước và đã từng quản lý doanh nghiệp, ông Nguyễn Hạnh Phúc đã được các thành viên HĐQT tin tưởng bầu làm Chủ tịch HĐQT Vinamilk nhiệm kỳ 2022-2026.

Bà Mai Kiều Liên được HĐQT bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Giám đốc nhiệm kỳ 2022-2026, tiếp tục dẫn dắt Vinamilk đạt được những thành tựu trong giai đoạn phát triển mới.

HĐQT cũng đã phân công nhiệm vụ của các thành viên vào các Ủy ban chiến lược, kiểm toán, nhân sự và lương thưởng của HĐQT.

Bà Mai Kiều Liên đại diện Hội đồng quản trị gửi lời tri ân sâu sắc những đóng góp của bà Lê Thị Băng Tâm – cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinamilk – trong suốt 2 nhiệm kỳ qua.

Bà Mai Kiều Liên đại diện Hội đồng quản trị gửi lời tri ân sâu sắc những đóng góp của bà Lê Thị Băng Tâm – cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinamilk – trong suốt 2 nhiệm kỳ qua.

 

Các dự án chiến lược được Vinamilk cùng với các công ty con, công ty thành viên tập trung đẩy mạnh triển khai bao gồm:

Dự án chăn nuôi và chế biến thịt bò: Vinamilk và Vilico hợp tác với Tập đoàn Sojitz Nhật Bản đầu tư cơ sở chăn nuôi–chế biến–phân phối sản phẩm thịt bò tại Việt Nam, cung cấp cho thị trường toàn quốc và xuất khẩu. Quy mô hợp tác các giai đoạn dự kiến lên đến 500 triệu USD, tương đương 11.500 tỷ đồng. Giai đoạn 1 của dự án có vốn đầu tư 2.895 tỷ đồng dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2023 có quy mô công suất khoảng 30 nghìn bò thịt/năm, với cơ sở chế biến khép kín, công nghệ hiện đại.

Dự án Tổ hợp Thiên đường sữa Mộc Châu: Vinamilk cùng Mộc Châu Milk triển khai tổ hợp dự án gồm trang trại bò sữa công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái, Nhà máy chế biến sữa công nghệ cao tại Mộc Châu - Sơn La (dự kiến khởi công trong năm 2022).

Dự án tổ hợp nhà máy sữa phía Bắc: Xây dựng một tổ hợp gồm nhà máy sữa và kho hàng quy mô lớn tại phía Bắc để đáp ứng nhu cầu phát triển của Công ty trong dài hạn.

 

Dự án Tổ hợp Trang trại bò sữa Lao-Jagro: Trang trại số 1 quy mô 8 nghìn con sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2022. Tiếp tục phát triển các giai đoạn tiếp theo, tăng cường nguồn nguyên liệu sữa tươi cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Các thành viên Hội đồng quản trị mới của Vinamilk nhiệm kỳ 2022-2026.

Các thành viên Hội đồng quản trị mới của Vinamilk nhiệm kỳ 2022-2026.

 

Các thành viên Hội đồng quản trị mới của Vinamilk nhiệm kỳ 2022-2026.

Các thành viên Hội đồng quản trị mới của Vinamilk nhiệm kỳ 2022-2026.

 

Về dài hạn, chiến lược phát triển của Vinamilk hướng đến 4 mũi nhọn:

Thứ nhất, phát triển sản phẩm và trải nghiệm ưu việt cho người tiêu dùng, tiếp tục củng cố vị thế dẫn đầu thị trường. Đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới, hướng đến phục vụ nhu cầu dinh dưỡng toàn diện. Đặt trải nghiệm người tiêu dùng làm trọng tâm trong việc phát triển chiến lược tiếp cận và phân phối đa kênh.

Thứ hai, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và phát triển bền vững, từ đó nâng cao tính minh bạch và hiệu quả khai thác và đa dạng sinh học của các loại hình trồng trọt, chăn nuôi và khai thác… Triển khai thực hành các tiêu chuẩn quốc tế về phát triển bền vững, tăng cường sử dụng năng lượng xanh, kinh tế tuần hoàn, bảo vệ tài nguyên nước và đất.

 

Thứ ba, khởi tạo cơ hội kinh doanh mới thông qua M&A, liên doanh, đầu tư cho các dự án khởi nghiệp… Củng cố các thị trường xuất khẩu truyền thống và chuyển dịch qua đầu tư sản xuất tại chỗ.

Thứ tư, trở thành đích đến của nhân tài. Tiếp tục xây dựng văn hóa doanh nghiệp hướng đến đổi mới và sáng tạo, xây dựng môi trường làm việc thu hút nhân tài.

.TẠI ĐẠI HỘI, CÁC NỘI DUNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐÃ ĐƯỢC VINAMILK BÁO CÁO VỚI CỔ ĐÔNG:

Tại Đại hội, các nội dung về phát triển bền vững đã được Vinamilk báo cáo với cổ đông. Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hành các tiêu chí E-S-G (Môi trường-Xã hội-Quản trị), không chỉ để vững vàng hơn trong giai đoạn nhiều biến động mà còn hướng đến phát triển bền vững trong dài hạn. Vinamilk tiếp tục theo đuổi các giá trị bền vững với 6 khía cạnh trọng tâm là: An toàn - chất lượng sản phẩm; Đảm bảo điều kiện lao động; Phát triển kinh tế địa phương; Giảm phát thải khí nhà kính; Quản lý chất thải và Phúc lợi dành cho động vật; Cam kết hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội.

Năm 2021, các trang trại, nhà máy vừa phải tổ chức sản xuất, vừa thực hiện phòng chống dịch và bảo đảm sức khỏe cho nhân viên. Tuy nhiên, các nhà máy vẫn ứng phó tốt và không để gián đoạn sản xuất. Kế hoạch đầu tư máy móc thiết bị về cơ bản đã được hoàn thành tại tất cả các nhà máy để gia tăng năng lực sản xuất của các dòng sản phẩm chủ lực, đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và mở rộng xuất khẩu.

 

Đại dịch cũng ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi bò sữa của Vinamilk do khan hiếm nguyên liệu đầu vào, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, hoạt động thu mua sữa tươi gặp khó khăn do giãn cách xã hội kéo dài,v.v… Tuy nhiên, vùng nguyên liệu sữa tươi vẫn phát triển, đạt 380 nghìn tấn trong năm 2021 - cao nhất từ trước đến nay. Tổng đàn khai thác ghi nhận hơn 160 nghìn con.

Năm 2021, Vinamilk đã triển khai lắp đặt năng lượng mặt trời trên tất cả các trang trại và nhà máy. Tiếp tục đẩy mạnh vận dụng kinh tế tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao đi đôi với phát triển bền vững. Hệ thống trang trại sinh thái Green Farm hoạt động hiệu quả, chăn nuôi bò sữa theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường.

Quá trình chuyển đổi số được đẩy nhanh, tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp các hệ thống hỗ trợ quản trị, quản lý và làm việc trực tuyến như E-office, Chữ ký số,…

Về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, Vinamilk đã đóng góp hơn 60 tỷ đồng gồm tiền mặt, sản phẩm và hỗ trợ khác để chung tay cùng Chính phủ, hỗ trợ cộng đồng vượt qua đại dịch.

PV
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm