Xử lý rủi ro trong cho vay trực tiếp của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
DNVN - Đây là nội dung nổi bật tại Thông tư 14/2020/TT-BKHĐT hướng dẫn việc xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).
Từ tháng 1/2021, PC Đà Nẵng hỗ trợ tiền điện cho 4 nhóm khách hàng ảnh hưởng dịch Covid-19 / Chủ tịch VCCI: Chính phủ nhanh chóng tháo gỡ các nút thắt đang cản trở doanh nghiệp
Theo đó, việc xử lý rủi ro của Quỹ Phát triển DNNVV phải đảm bảo tuân thủ nguyên tắc được quy định tại Điều 39 Nghị định 39/2019/NĐ-CP ngày 10/5/2019.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Báo Đấu thầu)
Các trường hợp được xem xét xử lý rủi ro bao gồm 4 trường hợp sau:
Trường hợp 1: DNNVV bị thiệt hại về tài chính, tài sản do thiên tai, thảm họa, mất mùa, dịch bệnh, hỏa hoạn, chiến tranh, tình trạng khẩn cấp quốc gia.
Trường hợp 2: DNNVV gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan khác làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến không có khả năng hoặc không trả được nợ vay (gốc, lãi) theo đúng Hợp đồng đã ký.
Trường hợp 3: DNNVV có khoản nợ xấu theo kết quả phân loại nợ được quy định tại Khoản 1 Điều 37 Nghị định 39/2019/NĐ-CP của Chính phủ và không thuộc các trường hợp 1, 2
Trường hợp 4: DNNVV bị phá sản theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thông tư 14/2020/TT-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 25/02/2021. Xem nội dung chi tiết Thông tư 14/2020/TT-BKHĐT tại đây.
PV
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo