Doanh nghiệp - Doanh nhân

Bí quyết để xuất khẩu thực phẩm và đồ uống trên sàn thương mại điện tử

DNVN - Giữa những thách thức bởi đại dịch COVID-19 cùng sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, trong khi nhu cầu cho ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) lớn hơn nhiều so với nguồn cung, các doanh nghiệp ngành này cần nắm được những yếu tố quyết định để có thể bán hàng thành công trên sàn thương mại điện tử.

54% doanh nghiệp du lịch bị động, chưa biết phải đóng cửa bao lâu / Bệnh viện Phúc âm Đại học Kosin (Hàn Quốc) hợp tác y tế với Tổ hợp Y tế Medilus

Nhu cầu thực phẩm và đồ uống lớn hơn nguồn cung
Sáng 11/11, Cục Xúc tiến thương mại (XTTM) phối hợp với Hiệp hội thương mại điện tử (VECOM) cùng một số doanh nghiệp cung cấp giải pháp chuyển đổi số tổ chức Hội nghị quốc tế về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xúc tiến xuất khẩu, kết hợp tổ chức giao thương trực tuyến trên nền tảng số.
Ông Hoàng Minh Chiến - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết đại dịch COVID-19 kể từ đầu năm 2020 đã kéo theo những đứt gãy, gián đoạn của các chuỗi cung ứng và thương mại ở bình diện toàn cầu. Qua đó đòi hỏi mọi mô hình kinh doanh và quản lý theo truyền thống phải thay đổi một cách căn bản và thích ứng.

Ông Hoàng Minh Chiến - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại phát biểu tại sự kiện.
Ông Chiến nhấn mạnh, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và chuyển đổi số trong XTTM là hoạt động mang tính chiến lược, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống các cơ quan, tổ chức XTTM các cấp và doanh nghiệp.
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong XTTM bước đầu phát huy được hiệu quả và giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí cũng như khắc phục được những khó khăn về khoảng cách, về địa lý và thời gian, từng bước hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh tăng trưởng trong sản xuất và kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước.
Trong khuôn khổ hội nghị, các diễn giả và doanh nghiệp đã tập trung chia sẻ về hoạt động xuất khẩu trực tuyến cho ngành F&B Việt Nam. Các đơn vị cung ứng dịch vụ công nghệ thông tin, các chuyên gia và doanh nghiệp cùng trao đổi các giải pháp khả thi cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu ứng dụng vào thực tế hiệu quả.
Ông Stephen Kuo - Giám Đốc Châu Á Thái Bình Dương của Alibaba.com chia sẻ, trên Alibaba.com, nhu cầu cho ngành F&B lớn hơn nhiều so với nguồn cung hiện tại. Mỗi nhà bán hàng trong ngành này trung bình gặp khoảng 15 người mua tiền năng mỗi ngày. Nhu cầu cho ngành F&B trên Alibaba.com đã tăng vọt trong năm nay. Đặc biệt sau những đợt bùng phát COVID-19, tốc độ tăng trưởng hàng năm của cơ hội kinh doanh trong ngành này đã tăng gấp đôi từ 20% lên 40%.

Đông đảo các DN trong và ngoài nước tham dự sự kiện.
"Do đó, tôi khuyến khích các DN ngành F&B tận dụng cơ hội này để bán hàng trên các sàn TMĐT, trong đó có Alibaba để đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là cơ hội vàng đối với các DN", ông Kou nói.
Bà Lý Kim Chi - Hiệp hội Lương thực thực phẩm TP Hồ Chí Minh khẳng định, ngành F&B là một trong những ngành kinh tế quan trọng và đã chịu những tác động không nhỏ từ đại dịch COVID-19. Trong khi đó, ngành còn đối mặt với thách thức từ biến đổi khí hậu, đe dọa sản xuất nông nghiệp; đầu tư cho công nghệ hiện đại chưa đồng bộ, khả năng tiếp thu công nghệ, công cụ mới đang là một khâu yếu trong hệ thống. Thêm vào đó là thách thức từ các hiệp định thương mại tự do.
Tuy vậy, trong thách thức, các DN ngành F&B đã nhìn thấy rõ lợi ích tất yếu liên quan đến sự sống còn của DN. Đó chính là ưu tiên thay đổi phương thức tiếp thị, tương tác khách hàng và phân phối thông qua TMĐT.
"Sự phát triển của TMĐT sẽ là chìa khóa thành công cho sự phát triển của ngành F&B Việt Nam và chắc chắn sẽ là một xu hướng bắt buộc, mang tính liên tục và không thể đảo ngược do sự thay đổi liên tục của công nghệ, nhu cầu khách hàng và xu hướng thị trường", bà Chi nhấn mạnh.
Bí quyết tăng doanh thu trong đại dịch
Bà Amutha Subramaniam - Giám đốc điều hành và Người sáng lập Verlyss Global Resources Sdn Bhd và Hers Manufacturing Sdn Bhd, Malaysia cho biết, các DN nói chung và DN F&B Malaysia chịu tác động không nhỏ từ dịch bệnh COVID-19 khi phải thực hiện giãn cách xã hội, khách hàng không thể truy cập vào cửa hàng do DN không kinh doanh số, không có kiến thức về kinh doanh thương mại điện tử. Hầu hết các lĩnh vực đều đóng cửa do giãn cách xã hội và nhiều DN phá sản.
Tuy nhiên, DN của bà đã vượt qua COVID-19 thành công, tổ chức sản xuất kinh doanh hiệu quả giữa đại dịch do áp dụng bán hàng trên sàn thương mại điện tử.
Chia sẻ về việc bán hàng thành công trên Alibaba trong giai đoạn COVID-19, bà Amutha Subramaniam cho biết, DN cần nắm được 5 yếu tố quyết định. Đó là hiểu khách hàng, trở thành người bán hàng "độc nhất", có nhiều sản phẩm hơn trong nền tảng để thu hút lượng truy cập lớn hơn. Ngoài ra, cần chọn thị trường mà DN không phải cạnh tranh với những gã khổng lồ. Đồng thời, biết đem lại giá trị cộng thêm cho khách hàng, chẳng hạn như gửi hình ảnh trong quá trình xếp hàng, phối hợp hãng tàu tại cảng địa phương nhằm gia tăng niềm tin của khách hàng mua online.
Với những bước đi mang tính quyết định này, tính đến ngày 1/11/2021, DN của bà Amutha Subramaniam đạt doanh thu bán hàng 1 triệu RM. Sản phẩm của công ty đã đến tay người tiêu dùng ở nhiều thị trường mới. Không dừng lại ở đó, bà còn thành lập thêm các DN khởi nghiệp tại Bahrain, Hàn Quốc và Juji.
Thu An
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm