Doanh nghiệp - Doanh nhân

Chân dung nữ CEO tập đoàn ô tô lớn nhất nước Mỹ

Đã từ lâu khi nói về sức mạnh trong ngành công nghiệp ô tô, đại từ “cô ấy” hay “của cô ấy” chỉ được dùng để nói về một chiếc xe hay động cơ xe, chứ chưa bao giờ được dùng để nói về một người phụ nữ thực sự.

Ai là người phụ nữ giàu nhất thế giới? / Nữ tỷ phú trẻ tuổi Kylie Jenner mua bán nhà đất nhiều đến mức nào

Mary Barra sẽ là nữ Tổng giám đốc điều hành đầu tiên của hãng General Motors và của cả ngành công nghiệp ô tô Mỹ.

Mary Barra là nữ Tổng giám đốc điều hành đầu tiên của hãng General Motors và của cả ngành công nghiệp ô tô Mỹ.

Trước đây, chưa bao giờ một phụ nữ lên nắm vị trí cao nhất của một nhà sản xuất ô tô lớn. Ngành công nghiệp này có truyền thống dựa vào chất nam tính cũng giống như lệ thuộc vào nhiên liệu. Vì thế mà chưa đầy 20 công ty thuộc danh sách Fortune 500 (bảng xếp hạng danh sách 500 công ty lớn nhất Mỹ) hoạt động dưới sự lãnh đạo của nữ giới. Đứng đầu trong số các nhà lãnh đạo nữ ít ỏi đó là Meg Whitman của công ty Hewlett-Packard Co., công ty đứng thứ 15 trong bảng xếp hạng của Fortune.

“Mary Barra là một trong những giám đốc điều hành tài ba nhất mà tôi từng gặp trong đời”, Dan Akerson nhận xét.

“Chị ấy được lựa chọn vì chính tài năng, chứ không phải vì giới tính hay vì chính trị hay vì bất kì nguyên nhân nào khác. Đó là một giám đốc điều hành có tầm nhìn và chị ấy muốn đưa tập đoàn hướng tới tầm nhìn đó”, Akerson nhận xét.

Những người nào thích dèm pha sẽ nói rằng mặc dù General Motors đề cử Barra và bầu chị vào hội đồng quản trị gồm 14 thành viên và có tổng cộng 5 người là nữ, chị sẽ không được vào vị trí chủ tịch như Akerson. Vị trí đó được phân cho Ted Solso, cựu chủ tịch và CEO tập đoàn Cummins Inc, một nhà sản xuất động cơ xe ở bang Indiana.

Akerson cho rằng điều đó sẽ giúp Barra “tập trung vào những gì thực sự quan trọng” và san sẻ các vấn đề của hội đồng quản trị vào tay “một trong những CEO kinh nghiệm tầm cỡ thế giới đã từng tham gia vào các hội đồng quản trị khác và sẽ là người giúp gánh vác cho chị ấy cũng như ban điều hành”.

 

Nhưng điều đó sẽ không làm giảm đi tầm quan trọng của truyền thống mà Barra đã phá bỏ.

“Tôi đã làm một nhà phân tích và nhà báo cho ngành công nghiệp này được 30 năm và tôi viết về General Motors khi tôi còn làm cho tờ Tin tức ô tô (Automotive News), tôi chưa bao giờ nghĩ điều này sẽ xảy ra”, Michelle Krebs, một nhà phân tích của trang Edmunds.com nhận xét.

“Đây là ngành công nghiệp do phái nam thống lĩnh. Tôi không thể kể hết những sự kiện tôi đã tham dự và tôi là người phụ nữ duy nhất của sự kiện đó”, Michelle kể.

“Ngành công nghiệp này khá tốt, không phải là tuyệt vời nhưng cũng tốt, đối với nữ giới. Nhưng vấn đề là ngành công nghiệp này không có khả năng giữ chân họ. Họ sẽ trở thành giám đốc điều hành trong các ngành công nghiệp khác. Sẽ rất tuyệt vời nếu có kinh nghiệm làm việc trong ngành công nghiệp này. Nhưng giữ lại nhân tài và giúp các phụ nữ tài ba thăng tiến lại là một vấn đề của ngành công nghiệp ô tô”, chị nhận xét.

Ilene Gordon, chủ tịch và CEO của công ty Ingredion, công ty đứng thứ 386 trong bảng xếp hạng Fortune, đã từng nói chuyện với Akerson tại sự kiện Câu lạc bộ các giám đốc điều hành hồi tháng Sáu vừa qua. Trong cuộc nói chuyện, Akerson cho biết anh muốn hướng tới sự đa dạng trong giới lãnh đạo ngành công nghiệp ô tô.

 

Ilene cho rằng vụ bổ nhiệm Barra vào câu lạc bộ các nữ CEO là lời nhắc nhở về giá trị của những phữn tham gia vào những ngành khoa học, công nghệ, cơ khí và toán học (viết tắt là STEM). Nếu có thêm bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh thì càng tốt. Barra có cả hai thứ đó.

Chân dung nữ CEO tập đoàn ô tô lớn nhất nước Mỹ  - ảnh 2
Barra là một trong số ít nữ kĩ sư cơ khí tài ba của ngành công nghiệp ô tô.

“Trong danh sách Fortune 500, có 22 nữ CEO và từ 40% -50% trong số đó xuất thân từ những ngành STEM. Tôi nghĩ điều đó rất quan trọng”, Ilene nhận xét.

“60% sinh viên đại học là nữ nhưng chỉ có 30% số bằng cử nhân STEM thuộc về nữ giới. Điều tôi muốn nói với những phụ nữ không có bằng cấp về các ngành STEM rằng chưa bao giờ là quá muộn. Họ có thể tham gia các lớp quản trị tài chính. Họ cũng nên thường xuyên tự bồi dưỡng năng lực của mình”, Ilene nói.

Hiện Barra chưa lên tiếng trước báo giới nhưng Akerson không tiếc lời ca ngợi những kĩ năng của chị với tư cách một nhà quản lí, một người biết khuyển khích và định hướng cho các phòng ban trong công ty trong suốt 30 năm làm việc cho General Motors. Năm 1980, Barra bắt đầu làm việc tại một cơ sở của General Motors với tư cách sinh viên thực tập để lấy bằng cử nhân cơ khí điện tử.

Về sau, Barra được bổ nhiệm vào vị trí trợ lý cho tổng giám đốc điều hành một thời của GM, Jack Smith, kiếm bằng MBA từ đại học Stanford và giữ vị trí giám đốc nhà máy, quản lý sản xuất và nhân sự.

 

Gần đây nhất, chị là phó giám đốc điều hành bộ phận phát triển sản phẩm toàn cầu, bộ phận mua bán và chuỗi cung ứng.

Akerson cho hay ông ấn tượng về cách mà Barra “đưa những mớ lộn xộn vào trật tự”.

“Mary Barra là một kĩ sư. Không có nhiều phụ nữ đi theo ngành cơ khí hay các ngành kĩ thuật. Trong ngành công nghiệp ô tô, phụ nữ thường tham gia vào các lĩnh vực khác như marketing hay quan hệ công chúng và các lĩnh vực tương tự. Trên khắp đất nước này (Mỹ) và ở bất kỳ ngành công nghiệp nào, các ngành cơ khí hay kĩ thuật không thu hút nhiều phụ nữ”, Krebs nói.

Akerson bác bỏ nhận định rằng GM là “câu lạc bộ của các chàng trai”. Ông cho biết hội đồng quản trị của tập đoàn này có thành viên nữ; “khoảng 25% số nhà máy của chúng tôi do phụ nữ điều hành” và “nhiều vị trí cấp cao trong các bộ phận cơ khí của chúng tôi thuộc về nữ giới”.

Nhưng trong ngành công nghiệp ô tô Mỹ, không có nhiều phụ nữ như Barra.

 

“Ở châu Á không có ai cả và ở châu Âu thì có rất ít”, Krebs nói.

Điều thực sự khó lí giải là phụ nữ lại là những người mua ít nhất một nửa số ô tô mới ra đời và thậm chí một số nghiên cứu còn cho thấy nữ giới tham gia vào hơn 3/4 toàn bộ số giao dịch ô tô.

Theo Krebs, Barra “hiểu tất cả các vấn đề cơ khí của ngành ô tô nhưng chị ấy biết gắn những hiểu biết đó với quan điểm của người tiêu dùng. Chị ấy rất biết cân bằng. Chị ấy biết qui trình sản xuất ô tô, biết có thể làm được cái này hay không làm được cái kia. Chị ấy có kiến thức nền rất tốt về cơ khí, thiết kế và chế tạo xe hơi, xe tải và đó là thông điệp rất quan trọng” của GM mà đôi khi là ưu tiên hàng đầu của hãng.

Akerson khẳng định chắc chắn GM đã lựa chọn ứng cử viên tốt nhất cho vị trí CEO.

“Đối với tôi, chứng kiến Barra được bổ nhiệm vị trí này giống như chứng kiến con gái tốt nghiệp đại học vậy. Tôi cảm thấy rất tự hào vì cô ấy sẽ đưa công ty này đi lên. Tôi cũng tin tưởng rằng cô ấy sẽ làm tốt công việc của mình. Chúng tôi đang trải qua thời kỳ tăng trưởng bùng nổ, cạnh tranh, bình đẳng, công bằng và tôi nghĩ chúng tôi đã chọn được người tốt nhất”, Akerson nói.

 

Theo Lê Dung/Infonet
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm