Doanh nghiệp - Doanh nhân

Dịch COVID-19 kéo dài khiến gần 120.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường

Đại dịch COVID-19 đã tác động nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là lý do cơ bản khiến 119.800 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 17,8% so với năm ngoái. Trong đó, phần lớn là các doanh nghiệp thành lập dưới 5 năm, quy mô vốn nhỏ.

Doanh nghiệp tự làm mới mình để thu hút người tiêu dùng / Người giàu nhất thế giới đang sở hữu bao nhiêu tỷ USD?

Theo Tổng cục Thống kê, làn sóng COVID-19 lần thứ 4 và các đợt phong tỏa nghiêm ngặt, giãn cách kéo dài (đặc biệt là quý III/2021) đã gây ảnh hưởng nặng nề đến các doanh nghiệp.

Tình hinh đăng ký và rút lui doanh nghiệp năm 2021. Ảnh: Tổng cục Thống kê.

Số liệu vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố cho thấy năm 2021, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn gần 55.000 doanh nghiệp, tăng 18% so với năm 2020; 48.100 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 27,8%; 16.700 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 4,1%, trong đó có 14.800 doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, giảm 4%; 211 doanh nghiệp có quy mô vốn trên 100 tỷ đồng, giảm 20,7%.

Như vậy, bình quân một tháng gần 10.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường do không thể “cầm cự” trước sự tàn khốc của đại dịch.

Qua những con số trên, có thể thấy, đại dịch COVID-19, đặc biệt là đợt bùng phát mạnh của đợt dịch thứ 4, kéo theo đó là các đợt phong tỏa nghiêm ngặt, giãn cách kéo dài đã tác động tiêu cực đến không chỉ tình hình thành lập mới doanh nghiệp, mà còn cả các doanh nghiệp đang hoạt động, dẫn tới số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng nhanh.

Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề trong thời gian qua đã lên tiếng về sự khó khăn của việc hồi phục sản xuất kinh doanh nếu không có sự hỗ trợ, giúp sức của Chính phủ, chính quyền các địa phương ngành nghề.

Tại tọa đàm trực tuyến “TPHồ Chí Minhbảo đảm nguồn hàng, giá ổn định dịp cuối năm” diễn ra vào chiều ngày 28-12, bà Lý Kim Chi (Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TPHồ Chí Minh) cho rằng, để có thể hỗ trợ doanh nghiệp trụ vững trong và sau dịch, Chính phủ cần chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước giảm lãi vay cho doanh nghiệp.

Theo bà Chi, gắn sản xuất chế biến lương thực thực phẩm với đầu vào nguyên liệu từ ngành nông nghiệp. Cần có chính sách phát triển vùng nguyên liệu đối với ngành nông nghiệp,… Đối với hàng hóa xuất khẩu, kiến nghị các bộ ngành tổng hợp đưa ra giải pháp cho những vấn đề về hàng rào kỹ thuật, hỗ trợ kiểm dịch,… để doanh nghiệp có thể nắm bắt toàn diện.

Trước đó, TPHồ Chí Minh cũng đã có nhiều đề xuất, kiến nghị lên các bộ, ngành và Chính phủ để giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, đặc biệt là những bất cập trong văn bản pháp luật đang chồng chéo, gây ách tắc trong thực thi để từng bước gỡ khó cho doanh nghiệp góp phần khôi phục sản xuất, khôi phục thị trường.

Các doanh nghiệp kỳ vọng sẽ sớm có một chương trình tổng thể phục hồi kinh tế được thiết kế khoa học, sát hợp với nhu cầu, điều kiện của các doanh nghiệp, có tính khả thi cao, làm cơ sở để các địa phương, các ngành và các doanh nghiệp xây dựng phương án phục hồi của mình.

Hà My (Tổng hợp)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm