Doanh nghiệp - Doanh nhân

Điểm khác biệt duy nhất giữa tư duy 'tầm thường', tư duy 'triệu đô' và tư duy 'tỷ đô'

Các triệu phú nghĩ gì? Họ nghĩ rằng họ có niềm tin và điều duy nhất họ cần là cơ hội cũng như điều kiện thuận lợi để tận dụng chúng. Đây là suy nghĩ "triệu đô".

Làm thế nào tỷ phú hàng đầu như Warren Buffett đóng mức thuế còn thấp hơn cả thư ký của ông? / Tỷ phú sở hữu ngôi nhà đắt nhất nước Mỹ vừa vung thêm 99 triệu USD vào một biệt thự khác

Rafael Badziag là một doanh nhân, nhà đầu tư thiên thần và tác giả của cuốn sách bán chạy "The Billion Dollar Secret" (Tạm dịch: Bí mật tỷ đô). Ông là một chuyên gia tâm lý có tiếng trong kinh doanh và chuyên sản xuất nội dung về các tỷ phú tự thân. Rafael từng xuất hiện trong nhiều chương trình của đài NBC, ABC, CBS và một số tờ báo như USA Today và Wall Street Journal.

1

Tác giả Rafael Badziag.

Trong một cuộc phỏng vấn cách đây không lâu, Rafael đã có chia sẻ đáng chú ý về một số vấn đề liên quan đến công việc của mình cũng như thông điệp mà ông muốn nhắn gửi qua cuốn "The Billion Dollar Secret".

Một trong những lời khuyên của Rafael sau khi kết thúc quá trình phỏng vấn trực tiếp 21 tỷ phú tự thân trên khắp thế giới là: "Đừng bao giờ học theo triệu phú, thay vào đó, hãy học theo các tỷ phú".

Tác giả chia sẻ: "Ở nhiều nơi, sau khi có được bằng cấp nhất định, bạn nghĩ mình đã biết được gần như mọi điều trong cuộc sống và dùng chúng để kiếm tiền. Nhưng đây là một tư duy sai lầm và càng không phải là lối suy nghĩ của các tỷ phú. Họ sử dụng cơ hội để học hỏi và không bao giờ ngừng cải thiện.

Trong khi đó, người thường không nhận ra giá trị của việc này. Mỗi ngày, chỉ cần cải thiện 1% là một năm bạn đã trở nên xuất sắc hơn 300%. Thay đổi nhỏ đó có thể đem lại lợi ích mà bạn không ngờ tới.

Các tỷ phú cải thiện bản thân hoặc công việc kinh doanh của mình mọi lúc mọi nơi và quan trọng là mỗi ngày một chút. Kết quả là công ty của họ phát triển như vũ bão và vượt xa đối thủ còn họ trở thành tỷ phú.

 

Tôi gọi các triệu phú là doanh nhân bình thường. Khi đạt được thành tựu nhất định, họ có xu hướng dừng cống hiến. Họ sẽ tự nhủ tại sao lại cần thể hiện hơn nữa trong khi mình hoàn toàn có thể sống một cuộc sống thoải mái với tài sản triệu đô. Còn tỷ phú thì không như vậy, họ thành công nhờ nỗ lực ngay cả khi đã sở hữu những điều mà không phải ai trên thế giới cũng có được".

Ngoài ra, theo Rafael, sự khác biệt rõ rệt giữa triệu phú và tỷ phú nằm ở việc các tỷ phú đều tìm thấy niềm vui khi kiếm tiền nhưng lại không thích chi tiêu. Hay nói cách khác, họ đều có thói quen tiết kiệm.

Điểm khác biệt duy nhất giữa tư duy tầm thường, tư duy triệu đô và tư duy tỷ đô, lý do khiến giới trẻ đều nên học theo cái số 3 - Ảnh 2.

"Ăn dè hà tiện" là thói quen của nhiều tỷ phú tự thân.

Doanh nhân tỷ phú Michal Solowow – người giàu nhất Ba Lan và Lirio Parisotoo – người giàu nhất Nam Mỹ đều nói với Rafael rằng thói quen tiết kiệm là yếu tố quan trọng đóng góp vào thành công về mặt tài chính của họ.

Tỷ phú người Canada, Frank Hasenfratz chia sẻ: "Bạn muốn làm giàu? Có một cách đơn giản để thực hiện điều đó là chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được. Khi làm như vậy, bạn sẽ tích lũy được tài sản và trở nên giàu có hơn".

 

Rafael cho biết hầu hết mọi người cho rằng họ cần được sinh ra và ở trong một số điều kiện nhất thì mới thành công. Đây là sự khác biệt lớn nhất giữa người bình thường, triệu phú và tỷ phú.

Các triệu phú nghĩ gì? Họ nghĩ rằng họ có niềm tin và điều duy nhất họ cần là cơ hội cũng như điều kiện thuận lợi để tận dụng chúng. Đây là suy nghĩ "triệu đô".

Còn các tỷ phú thì sao? Họ nghĩ rằng bất kể điều gì như hoàn cảnh gia đình hay điều kiện ngoại cảnh cũng không ngăn họ đạt đến thành công. Họ sẽ nỗ lực cho đến khi đạt được điều họ mong muốn. Thực tế đã chứng minh, rất nhiều tỷ phú tự thân trở nên thành công không nhờ hoàn cảnh gia đình hay những yếu tố có lợi khác.

Rafael nhắn nhủ giới trẻ: "Thành công nằm trong tầm tay của bạn và đừng chờ đợi nó đến một cách ngẫu nhiên hay nhờ may mắn. Trong kinh doanh, một điều quan trọng là thái độ của bạn với sai lầm, thất bại và rủi ro. Không có thành công nào mà không được đánh đổi bằng rủi ro và mạo hiểm. Hầu hết mọi người chỉ chấp nhận rủi ro ở mức hạn chế và không muốn ra khỏi vùng an toàn của mình. Khi đó, kể cả họ có thành công thì thành công đó cũng sẽ bị hạn chế".

Theo Gia Vũ/Trí thức trẻ
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm