Doanh nghiệp “sếu đầu đàn” Trung Nguyên: Triết lý sáng tạo nâng tầm vị thế cà phê Việt trên thị trường quốc tế
Uống quá nhiều cà phê xanh gây hại như thế nào? / Cà phê Việt với hành trình kiến tạo di sản văn hoá thế giới
“Hội nghị kết nối giao thương quốc tế năm 2023” với chủ đề “Cà phê Buôn Ma Thuột - Kết nối đam mê và khát vọng phát triển” ngày 11/3 là dịp để tỉnh Đắk Lắk quảng bá, kết nối, xúc tiến tiêu thụ cà phê đủ tiêu chuẩn xuất khẩu; đạt chứng nhận VietGAP, GlobalGAP và OCOP của tỉnh nói riêng và các địa phương nói chung.
Hội nghị kết nối đã diễn ra nhiều hoạt động: Gặp mặt nhà nhập khẩu nước ngoài và các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước tại thành phố Buôn Ma Thuột năm 2023; tham luận của các chuyên gia, các nhà xuất khẩu, nhập khẩu về tiềm năng xuất khẩu của cà phê Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng.
Trong khuôn khổ sự kiện còn có hoạt động trưng bày, giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp; quảng bá về tiềm năng thế mạnh, cơ hội đầu tư vào sản xuất, sơ chế, chế biến và tiêu thụ cà phê của tỉnh Đắk Lắk và những địa phương khác; tổ chức giao thương để kết nối các đơn vị sản xuất cà phê với các đơn vị xuất khẩu, các tổ chức xúc tiến thương mại và đặc biệt là các nhà nhập khẩu nước ngoài.
Đồng thời, tổ chức ký kết hợp đồng ghi nhớ, biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư, tiêu thụ sản phẩm giữa các đối tác tại hội nghị.
Ông Vũ Bá Phú- Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương cho biết, tiềm năng và nguồn lực trong việc xuất khẩu cà phê và các sản phẩm chế biến từ cà phê của tỉnh Đắk Lắk vẫn còn rất lớn.
Các ngành chức năng và các doanh nghiệp địa phương cần phải đưa ra các giải pháp thích hợp như tăng cường hỗ trợ cho các hộ nông dân; nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu để mở rộng thị trường xuất khẩu.
Doanh nghiệp cần tự nâng cấp chính mình, chấp nhận những luật chơi mới, khó hơn để tiến sâu hơn, vươn lên những công đoạn có giá trị cao hơn trong chuỗi cung ứng, chuỗi phân phối toàn cầu.
“Qua quá trình quảng bá cho thương hiệu quốc gia Việt Nam, chúng tôi nhận thấy có mối liên hệ rất chặt chẽ giữa thương hiệu sản phẩm với thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu của ngành và thương hiệu quốc gia.
Thương hiệu mạnh sẽ góp phần quảng bá và gia tăng được giá trị cho thương hiệu quốc gia và ngược lại. Giá trị của thương hiệu quốc gia được tăng lên nhờ những yếu tố có liên quan như môi trường đầu tư, hệ thống chính trị ổn định, chính sách ưu đãi… sẽ góp phần tạo thêm giá trị, vị thế của thương hiệu ngành, thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm. Thương hiệu ngành được hình thành và phát triển nhờ sự phát triển của các thương hiệu sản phẩm cụ thể và doanh nghiệp. Ví như khi nói đến ô tô của Đức nổi tiếng về chất lượng cao và sự sang trọng, người ta nghĩ đến Mercedes, BMW, Audi. Tương tự chất lượng và tính kinh tế của ô tô thương hiệu Nhật Bản, người ta nghĩ đến Toyota, Honda, Suzuki…
Tại Việt Nam, thương hiệu Trung Nguyên Legend đã tiên phong trong việc định vị, quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, cà phê Robusta ra thế giới.
Với vai trò “sếu đầu đàn”, Trung Nguyên sẽ truyền cảm hứng và tạo hiệu ứng lan toả cho các doanh nghiệp, các hộ trồng, sản xuất cà phê trong ngành cà phê Việt Nam về khát vọng, quyết tâm xây dựng thương hiệu sản phẩm cà phê và doanh nghiệp cà phê của mình. Qua đó, góp phần nâng tầm vị thế và năng lực cạnh tranh của ngành cà phê Đắk Lắk nói riêng và Việt Nam nói chung”, ông Phú khẳng định.
Theo Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại, Trung Nguyên Legend là một trong số doanh nghiệp tiên phong của ngành cà phê Việt Nam đã hết sức tâm huyết, nỗ lực để tạo ra và định vị được thương hiệu của Trung Nguyên nói riêng và vị thế của ngành cà phê Việt Nam nói chung trên thị trường thế giới.
Đặc biệt là tạo khát vọng, truyền cảm hứng cho doanh nghiệp và chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị của ngành cà phê Việt Nam xây dựng, quản trị và phát triển thương hiệu; cộng hưởng sức mạnh, tạo năng lực cạnh tranh cho giá trị, thương hiệu cà phê Việt trên thị trường quốc tế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo