Doanh nghiệp - Doanh nhân

Nhà đầu tư ngoại “săn” dự án bất động sản Việt Nam

Đúng như dự báo, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn tiếp tục thu hút các nhà đầu tư và quỹ đầu tư nước ngoài. Càng về cuối năm, xu hướng này càng thể hiện rõ nét hơn.

‘Nữ hoàng’ Arabica / Khai thác sức mạnh văn hoá kinh doanh để phát triển bền vững

Theo số liệu từ JLL, giá trị giao dịch các thương vụ mua bán - sáp nhập M&A tại Việt Nam chỉ trong nửa năm nay đã tăng hơn 41% so với thời kỳ trước đại dịch COVID-19.

Tháng 7, Công ty Keppel Land đến từ Singapore thông báo chi hơn 1.000 tỷ đồng mua hơn 65% cổ phần doanh nghiệp sở hữu một trung tâm thương mại đang xây dựng tại Hà Nội.

2 khách sạn tại quận 7 (Ibis Saigon South và Capri by Frasers) chính thức thuộc về nhà đầu tư Thái Lan.

Mới đây, Gamuda - công ty đến từ Malaysia, đã quyết định chi gần 3.700 tỷ đồng để mua dự án rộng 3,7 ha tại TP Thủ Đức.

Điểm chung là các dự án rao bán này đã hoàn thiện pháp lý.

"Những dự án pháp lý gần hoàn chỉnh là những dự án mà nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm. Phần lớn nó sẽ còn tầm khoảng 6 tháng, 1 năm, 1 năm rưỡi để hoàn thiện pháp lý. Đó là những quỹ đất mà những nhà đầu tư nước ngoài như chúng tôi rất quan tâm", bà Khanh Nguyễn, Giám đốc Khối Phát triển Kinh doanh Công ty Cổ phần Gamuda Land, cho biết.

Nhà đầu tư ngoại “săn”  dự án bất động sản Việt Nam - Ảnh 1.

Các chuyên gia nhận định, thị trường bất động sản sẽ tích cực hơn với nền lãi suất đã hạ xuống. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

Theo một số công ty nghiên cứu thị trường, tổng giá trị giao dịch mua bán - sáp nhậpbất động sản10 tháng năm 2023 ước đạt 1,5 tỷ USD. Các nhà đầu tư nước ngoài săn tìm dự án tại Việt Nam chủ yếu đến từ châu Á như Singapore, Hong Kong (Trung Quốc)… Đặc biệt, họ là những doanh nghiệp đã hoạt động và có nhiều kinh nghiệm tại thị trường Việt Nam.

"Một trong những tiêu chí của họ là quỹ đất phải sạch, có đầy đủ các giấy tờ pháp lý để họ phát triển dự án vì pháp lý là một trong các vướng mắc lớn nhất của thị trường. Hoặc quỹ đất đó chưa đủ sạch hoặc cần có đầy đủ giấy tờ hoàn thiện hơn thì bên giao dịch thường là những nhà đầu tư nước ngoài đã có kinh nghiệm tại thị trường Việt Nam", bà Dương Thùy Dung, Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam, cho hay.

Dự báo từ KPMG, kinh tế Việt Nam khởi sắc trong giai đoạn cuối năm sẽ kích thích thị trường M&A bất động sản sôi động hơn. Sự quan tâm nhà đầu tư nước ngoài sẽ tăng dần về cuối năm, trong đó bao gồm các lĩnh vực bất động sản công nghiệp, logistics, nhà ở… tại thị trường Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận được đầu tư hạ tầng giao thông.

"Chúng tôi nhận thấy khẩu vị rủi ro của các nhà đầu tư, những người mua đã phù hợp hơn với thị trường. Ví dụ trước đây họ đòi hỏi tất cả pháp lý là phải đầy đủ, nhưng bây giờ họ chấp nhận, tức là mất thêm thời gian hoặc những dự án rủi ro hơn một chút thì họ vẫn chấp nhận. Đây là một bước tiến bộ cho thấy cả hai bên mua - bán đã ngấm thị trường", ông Nguyễn Công Ái, Phó Tổng giám đốc KPMG Việt Nam, thông tin.

 

Các chuyên gia nhận định, thị trường bất động sản sẽ tích cực hơn với nền lãi suất đã hạ xuống. Đồng thời chính sách tháo gỡ pháp lý từ Chính phủ và các địa phương sẽ tạo tâm lý tốt hơn cho nhà đầu tư, thúc đẩy thanh khoản. Đây là cơ sở để dự đoán hoạt động M&A sẽ sôi động hơn vào năm sau.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm