Nhiều doanh nghiệp mở rộng đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
12 năm liên tiếp, vị trí thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất không "đổi ngôi" / Lien Minh Group chuyển trục chiến lược từ IPO sang FDI
Trang Tân Hoa Xã cho biết, 6 tháng đầu năm 2024, vốn FDI giải ngân vào Việt Nam đạt 10,84 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là số tiền FDI được giải ngân vào Việt Nam trong 6 tháng cao nhất trong vòng 5 năm qua.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã rót vốn vào 18/21 ngành kinh tế ở Việt Nam. Trong đó lĩnh vực chế biến, chế tạo thu hút thị phần lớn nhất, chiếm hơn 70% tổng vốn. Tiếp theo là lĩnh vực bất động sản, rồi tới lĩnh vực bán buôn và bán lẻ.
Nền kinh tế đang được hưởng lợi từ việc tăng xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trang tin The Edge Singapore cho biết, vốn FDI cam kết tại Việt Nam trong năm nay có thể đạt 39 - 40 tỷ USD, tăng so với năm ngoái.
Ông Suan Teck Kin - Giám đốc điều hành Khối Nghiên cứu thị trường và kinh tế toàn cầu, Tập đoàn UOB đánh giá: "Các nhà đầu tư nhận ra tiềm năng lâu dài của đất nước. Vì vậy, họ tiếp tục rót vốn. Điều quan trọng là chính phủ tiếp tục đáp ứng những nhu cầu từ các nhà đầu tư nước ngoài về giao thông, bến cảng, cơ sở vật chất, hậu cần, kho bãi".
Nhiều doanh nghiệp mở rộng đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Nhân dân)
Ngay trong tháng 7 này, nhiều hãng tin cho biết các tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài đã công bố khoản đầu tư lớn và mở rộng kinh doanh tại Việt Nam. Công ty Foxconn Singapore đã được cấp giấy phép đầu tư 551 triệu USD vào hai dự án sản xuất các sản phẩm giải trí thông minh và thiết bị hệ thống thông minh tại tỉnh Quảng Ninh, thông tin trên tờ The Star của Malaysia.
Còn Thời báo Kinh doanh cho biết, Ngân hàng Maybank - ngân hàng lớn nhất Malaysia có kế hoạch tăng gấp đôi tài sản của mình tại Việt Nam lên 2 tỷ USD vào năm 2027 và trở thành ngân hàng nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam về cho vay hợp vốn, tức là cùng với ít nhất một tổ chức tín dụng khác cho khách hàng vay vốn nhằm tận dụng cơ hội của nền kinh tế đang bùng nổ.
Ông Jose Vinals - Chủ tịch Tập đoàn Standard Chartered nhận định: "Việt Nam cần tiếp tục cải thiện xếp hạng tín nhiệm để tiếp tục thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Một nền kinh tế như Việt Nam rất cởi mở và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, cần có nguồn đầu tư quốc tế để tiếp tục tăng trưởng và phát triển. Và niềm tin vào môi trường đầu tư ở Việt Nam là yếu tố rất quan trọng".
Trang tin Kinh doanh Hàn Quốc cho biết, Samsung - công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất tại Việt Nam cho biết có kế hoạch đầu tư vào lĩnh vực màn hình. Trong 3 năm tới, nhà máy tại Việt Nam sẽ trở thành trung tâm sản xuất màn hình lớn nhất thế giới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo