Doanh nghiệp - Doanh nhân

Những tỷ phú gốc Phi giàu nhất thế giới

Nhắc đến từ 'tỷ phú', có thể nhiều người sẽ nghĩ đến những cái tên như Jeff Bezos, Bill Gates hay Warren Buffett; tuy nhiên, các tỷ phú trên thế giới không chỉ có họ.

Nữ doanh nhân “lội ngược dòng” ngay trong mùa Covid-19 / Chân dung người giàu nhất châu Á lọt top 10 tỷ phú giàu nhất thế giới

Năm 2020, theo thống kê từ Forbes, toàn thế giới ghi nhận 2.095 tỷ phú USD, với tổng giá trị tài sản nắm giữ khoảng 8.000 tỷ USD. Trong đó, số lượng tỷ phú gốc Phi chỉ chiếm vỏn vẹn 15 người, tương đương 0,7%, tăng 2 người so với năm ngoái. Đồng thời, chỉ 3 trong số tất cả tỷ phú da đen trên thế giới là phụ nữ.

Từ trái sang, tỷ phú Isabel dos Santos, Strive Masiyiwa và Aliko Dangote - 3 trong số những doanh nhân gốc Phi giàu nhất thế giới.

Từ trái sang, tỷ phú Isabel dos Santos, Strive Masiyiwa và Aliko Dangote - 3 trong số những doanh nhân gốc Phi giàu nhất thế giới.

Đáng chú ý, 11 trên tổng số 15 tỷ phú da đen giàu nhất thế giới là công dân của duy chỉ 2 quốc gia: Mỹ và Nigeria; với 6 người từ Mỹ và 5 từ Nigeria. Thành viên mới nhất gia nhập danh sách các tỷ phú gốc Phi năm nay là nam ca sĩ Kayne West - rapper thứ hai trở thành tỷ phú sau Jay-Z. Và, dưới đây là danh sách các tỷ phú da đen giàu nhất thế giới trong năm nay, cùng tổng tài sản mà họ nắm giữ, cập nhật đến tháng 6/2020.

15. Jay-Z (tổng tài sản: 1 tỷ USD)

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó ở quận Brooklyn, New York, Jay-Z tên thật là Shawn Carter. Tháng 6 năm ngoái, Forbes công bố Jay-Z là rapper đầu tiên trên thế giới trở thành tỷ phú với tổng tài sản ước tính 1 tỷ USD. Bên cạnh sự nghiệp âm nhạc, Jay-Z còn là một doanh nhân thành công, khi sở hữu hai công ty rượu, một công ty giải trí, một công ty phát nhạc trực tuyến.

14. Folorunsho Alakija (tổng tài sản: 1 tỷ USD)

 

Folorunsho Alakija - nữ doanh nhân giàu nhất Nigeria

Folorunsho Alakija - nữ doanh nhân giàu nhất Nigeria

Nhiều năm có tên trong danh sách những doanh nhân da đen giàu nhất thế giới, nữ tỷ phú Folorunsho Alakija hiện là Phó chủ tịch của Famfa Oil - công ty khai thác dầu ở Nigeria với cổ phần tại mỏ dầu nước sâu lớn thứ 2 đất nước.

Ngoài việc được biết đến là người phụ nữ giàu nhất Nigeria, bà Alakija còn là một mạnh thường quân tích cực khi sáng lập The Rose of Sharon Foundation - tổ chức từ thiện chuyên giúp đỡ các góa phụ và trẻ mồ côi thông qua nhiều chương trình học bổng và hỗ trợ kinh doanh.

13. Mohammed Ibrahim (tổng tài sản: 1,1 tỷ USD)

Tỷ phú Mohammed Ibrahim sinh ra và lớn lên tại Sudan, nhưng hiện đang sinh sống ở Anh, và là người giàu thứ 11 quốc gia này. Năm 1998, Ibrahim thành lập Celtel International - một trong những công ty viễn thông đầu tiên hoạt động tại châu Phi và Trung Á.

 

Đến năm 2005, ông bán Celtel International cho Kuwait's Mobile Telecommunications Company với giá 3,4 tỷ USD và 'bỏ túi' 1,4 tỷ USD từ thương vụ này. Hiện, vị doanh nhân 74 tuổi dành phần lớn thời gian vào việc cải thiện cuộc sống của người dân châu Phi thông qua Quỹ Mo Ibrahim.

12. Kanye West (tổng tài sản: 1,3 tỷ USD)

Sở hữu 100% thương hiệu giày Yeezy, được phân phối qua các kênh bán hàng của Adidas, rapper Kanye West chính thức trở thành tỷ phú từ tháng 4/2020. Được biết, thương hiệu Yeezy của West được định giá 1,3 tỷ USD; trong khi hãng đĩa G.O.O.D của nam rapper có mức định giá là 90 triệu USD. West cũng là rapper kiếm nhiều tiền nhất vào năm 2019, với doanh thu khoảng 150 triệu USD, gần gấp đôi người đứng thứ hai là Jay-Z (81 triệu USD).

Chie-m-chu-a-de-n-1-so-ty-phu-5014-7672-

Rapper Kanye West - thành viên mới nhất gia nhập danh sách các tỷ phú gốc Phi từ tháng 4 năm nay.

11. Michael Lee-Chin (tổng tài sản: 1,7 tỷ USD)

 

Sinh năm 1951 tại Jamaica, doanh nhân, tỷ phú Michael Lee-chin làm giàu từ các khoản đầu tư vào nhiều tổ chức tài chính như AIC Limited, National Commercial Bank Jamaica, Radio Jamaica, Desnoes and Geddes, Cable and Wireless, Life of Jamaica…

Khi nhận thấy tiềm năng của AIC Limited vào những năm 80, Lee-Chin đã tìm cách mua lại công ty này. Dưới sự dẫn dắt của ông, AIC Limited không những hoạt động ổn định mà còn trả được núi nợ khổng lồ trước đó. Hiện, phần lớn tài sản của vị tỷ phú đến từ 65% cổ phần tại National Commercial Bank Jamaica.

10. Isabel Dos Santos (tổng tài sản: 1,8 tỷ USD)

Nữ tỷ phú Isabel Dos Santos là con gái của cựu Tổng thống nước Angola Jose Eduardo Dos Santos. Tài sản của bà đến từ hoạt động đầu tư, với 25% cổ phần tại Công ty Viễn thông Unitel tại Angola và 25% cổ phần tại Ngân hàng Banco BIC SA. Ngoài ra, bà còn sở hữu lượng cổ phần đáng kể trong Nos SGPS - một công ty truyền hình cáp tại Bồ Đào Nha và xấp xỉ 20% cổ phần của Banco BPI - một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Bồ Đào Nha.

9. Strive Masiyiwa (tổng tài sản: 1,9 tỷ USD)

 

Chie-m-chu-a-de-n-1-so-ty-phu-7075-1414-

Doanh nhân Strive Masiyiwa - tỷ phú đầu tiên của nước Zimbabwe

Doanh nhân Strive Masiyiwa là người sáng lập Econet Wireless Zimbabwe - một trong những công ty viễn thông hàng đầu tại châu Phi.

Sở hữu 50% cổ phần tại công ty này, Masiyiwa cũng là tỷ phú đầu tiên của nước Zimbabwe. Bên cạnh đó, Masiyiwa còn nắm giữ cổ phần thuộc các mạng di động khác ở Burundi và Lesotho, cũng như khoản đầu tư vào các nhà cung cấp điện và fintech ở châu Phi.

8. Patrice Motsepe (tổng tài sản: 2 tỷ USD)

Thành công của công ty khai thác khoáng sản African Rainbow Minerals do Motsepe sáng lập đã giúp ông trở thành tỷ phú đầu tiên của lục địa đen. Ông cũng sở hữu một lượng lớn cổ phần lớn tại African Rainbow Capital - một công ty chuyên đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ tài chính.

 

Năm 1999, Motsepe và người vợ Precious đã thành lập Quỹ Motsepe để giúp tạo việc làm mới, hỗ trợ giáo dục và cải thiện cuộc sống của trẻ em, người thất nghiệp và người khuyết tật.

7. Michael Jordan (tổng tài sản: 2,1 tỷ USD)

Huyền thoại bóng rổ Michael Jordan đứng thứ 7 trong danh sách năm nay, với tổng tài sản ước đạt hơn 2 tỷ USD. Bên cạnh vai trò cổ đông lớn của đội bóng rổ Charlotte Hornets, Jordan xây dựng khối tài sản của mình thông qua vô số hợp đồng tài trợ từ nhiều đối tác như Gatorade, Hanes và Upper Deck. Song, đặc biệt phải kể đến thương hiệu quần áo thể thao Jordan, với mức định giá 1 tỷ USD, được siêu sao bóng rổ này hợp tác xây dựng cùng Nike.

Chie-m-chu-a-de-n-1-so-ty-phu-1997-3822-

Ký kết hợp đồng với Nike - quyết định 'làm giàu' được xem là khôn ngoan nhất của huyền thoại bóng rổ Michael Jordan.

6. Oprah Winfrey (tổng tài sản: 2,6 tỷ USD)

 

Được mệnh danh là "bà hoàng truyền thông", Oprah Winfrey là phụ nữ gốc Phi đầu tiên góp mặt trong danh sách các tỷ phú Mỹ. Đồng thời, bà cũng làm nên lịch sử khi là người phụ nữ đầu tiên sở hữu và sản xuất talkshow của riêng mình. Chương trình đã phát sóng suốt 25 năm, tại 145 quốc gia trên thế giới với 42 triệu lượt xem tính riêng tại Mỹ. Suốt 16 năm đầu tiên, talkshow của Winfrey không có đối thủ về tỷ suất người xem.

5. Abdulsamad Rabiu (tổng tài sản: 3,2 tỷ USD)

Chie-m-chu-a-de-n-1-so-ty-phu-9688-8410-

Nhà sáng lập BUA Group - tỷ phú Abdulsamad Rabiu

Tỷ phú người Nigeria Abdulsamad Rabiu là nhà sáng lập của BUA Group - tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất xi măng, đường tinh luyện, thép, dầu khí, kinh doanh bất động sản, vận tải và cho thuê cảng.

Doanh thu hằng năm của của BUA Group ước đạt hơn 2 tỷ USD. Ban đầu, vị tỷ phú làm việc cho cha mình là Isyaku Rabiu - một doanh nhân có tiếng tại khu vực Bắc Nigeria; song đến năm 1988, đã tách ra kinh doanh riêng.

 

4. David Steward (tổng tài sản: 3,5 tỷ USD)

Doanh nhân David Steward là nhà sáng lập, Chủ tịch Công ty Dịch vụ công nghệ thông tin World Wide Technology. Với vai trò là đơn vị cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin cho nhiều khách hàng danh tiếng như tập đoàn tài chính Citi, tập đoàn viễn thông Verizon, và chính phủ liên bang Mỹ, hoạt động kinh doanh thuận lợi của World Wide Technology, với doanh thu có lúc lên hơn 11 tỷ USD, đã giúp Steward giữ vững ngôi vị tỷ phú trong nhiều năm liền.

3. Robert F. Smith (tổng tài sản: 5 tỷ USD)

Robert F. Smith là nhà sáng lập, CEO của Vista Equity Partners và đồng thời là tỷ phú gốc Phi giàu nhất nước Mỹ. Là một công ty tư nhân chuyên đầu tư vào các công ty phần mềm, Vista Equity Partners không công khai báo cáo tài chính, nhưng được xem là một trong những công ty hoạt động tốt nhất tại Mỹ, với lợi nhuận hằng năm luôn đạt hơn 20% kể từ khi thành lập.

Trước khi thành lập Vista Equity Partners, Smith từng làm việc tại Goldman Sachs, và đóng vai trò cố vấn tài chính cho các tập đoàn lớn gồm Apple, Hewlett-Packard, Microsoft.

 

Tỷ phú gốc Phi giàu nhất nước Mỹ Robert F. Smith

Tỷ phú gốc Phi giàu nhất nước Mỹ Robert F. Smith

Là một tỷ phú tích cực tham gia hoạt động từ thiện, Smith từng tài trợ cho Dự án 1619 của New York Times và là một trong 2 người quyên góp nhiều nhất cho Bảo tàng Lịch sử và Văn hóa Quốc gia Mỹ. Năm 2019, ông chi 49 triệu USD để trả hết khoản vay cho sinh viên của Đại học Morehouse.

2. Mike Adenuga (tổng tài sản: 5,9 tỷ USD)

Tỷ phú Mike Adenuga là nhà sáng lập, Chủ tịch của Tập đoàn Viễn thông Globacom - nhà mạng lớn thứ 2 Nigeria với khoảng 50 triệu thuê bao. Vị doanh nhân 67 tuổi người Nigeria đồng thời là cổ đông lớn nhất của Công ty dầu khí Conoil - một trong những đơn vị nội địa đầu tiên được cấp phép khai thác dầu khí tại Nigeria. Ngoài ra, công ty bất động sản Cobblestone của Adenuga cũng sở hữu hàng trăm bất động sản nhà ở và thương mại lớn trên toàn Nigeria.

Adenuga từng theo học quản trị kinh doanh tại Đại học Oklahoma và Đại học Pace, New York. Vị tỷ phú từng làm tài xế taxi và nhân viên an ninh trường học tại Mỹ trước khi trở thành triệu phú ở tuổi 26. Đồng thời, ông cũng lập ra Quỹ Mike Adenuga, với sứ mệnh xóa đói giảm nghèo bằng cách cải thiện khả năng độc lập về kinh tế - xã hội, góp phần bảo vệ cuộc sống, sức khỏe và sản xuất của các cá nhân và cộng đồng ở Nigeria, cũng như các nước khác ở châu Phi, .

 

Chủ tịch của Tập đoàn Viễn thông Globacom - nhà mạng lớn thứ 2 Nigeria, Mike Adenuga

Chủ tịch của Tập đoàn Viễn thông Globacom - nhà mạng lớn thứ 2 Nigeria, Mike Adenuga

1. Aliko Dangote (tổng tài sản: 8,3 tỷ USD)

Tỷ phú da đen giàu nhất thế giới Aliko Dangote hiện là Chủ tịch, CEO của Dangote Group - tập đoàn công nghiệp lớn nhất Tây Phi. Phần lớn tài sản của vị doanh nhân người Nigeria đến từ 85% cổ phần của Công ty Xi măng Dangote - nhà sản xuất xi măng lớn nhất châu Phi.

Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Hồi giáo ở Ai Cập với chuyên ngành kinh tế và quản trị, Dangote vào làm việc trong công ty của người bác một thời gian, trước khi chuyển sang kinh doanh riêng với số vốn ban đầu vỏn vẹn 3.500 USD tiền vay không lãi suất từ người thân.

Chàng trai trẻ Dangote khi đó nhanh chóng có được thành công bước đầu từ việc buôn bán thực phẩm và hàng dệt may, chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài, như gạo từ Đài Loan, đường từ Brazil. Doanh thu hằng ngày của Dangote khi đó đã lên tới vài ngàn USD, có được nhờ việc ông đã xây dựng thành công mạng lưới thu mua và phân phối sản phẩm khép kín, giúp hàng hóa tới tay người tiêu dùng nhanh hơn các đối thủ cạnh tranh.

 

Tỷ phú da đen giàu nhất thế giới Aliko Dangote - Chủ tịch, CEO của Dangote Group, tập đoàn công nghiệp lớn nhất Tây Phi.

Tỷ phú da đen giàu nhất thế giới Aliko Dangote - Chủ tịch, CEO của Dangote Group, tập đoàn công nghiệp lớn nhất Tây Phi.

Sở hữu tư duy kinh doanh nhạy bén cùng phong cách sống hiện đại - yếu tố được nhiều người xem là công thức làm giàu của Dangote, vị tỷ phú 63 tuổi chia sẻ: "Khi còn học tiểu học, tôi đã đi thu mua nhiều thùng kẹo và bán chúng để kiếm tiền. Thậm chí kể từ khi đó, tôi đã rất thích kinh doanh".

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm