Doanh nghiệp - Doanh nhân

Ông Dũng “lò vôi” làm nhà máy "giải cứu" nước thải khu công nghiệp

Băn khoăn trước thực trạng nguồn tài nguyên nước đang trong tình trạng báo động, lượng nước thải công nghiệp xả thẳng ra môi trường tự nhiên gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, ông Huỳnh Uy Dũng đã quyết tâm làm nhà máy xử lý nước thải thành nước sinh hoạt bằng phương pháp vi sinh.

Bắt đầu mỗi sáng lúc 5h, Kevin O'Leary thường làm điều này đầu tiên / Một đại gia Việt bỏ 135 triệu USD mua 3 trang trại ở Australia

Thời gian qua, các khu công nghiệp (KCN) đã góp phần quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế của đất nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo việc làm trực tiếp cho hàng triệu người lao động.

Tuy nhiên, quá trình phát triển của các KCN đã đặt ra không ít bất cập và thách thức, đó là tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở nhiều KCN đang gây bức xúc, đe doạ trực tiếp đến sức khoẻ cộng đồng.

Nguồn tài nguyên nước đang trong tình trạng báo động, lượng nước thải chưa qua xử lý, hay đã xử lý nhưng chưa đạt chuẩn được hàng ngàn cơ sở sản xuất công nghiệp xả thẳng ra môi trường tự nhiên. Lâu ngày dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước sạch, phát sinh các hệ lụy về sức khỏe cộng đồng, an sinh xã hội.

ong dung “lo voi” lam nha may

Mặc dù đã bước sang tuổi 60 nhưng ông Huỳnh Uy Dũng vẫn luôn miệt mài nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp khoa học nhằm áp dụng vào đời sống. Ảnh: V.D

Theo Bộ TN&MT, hiện cả nước có 615 cụm công nghiệp nhưng chỉ có khoảng 5% có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Có gần 300 KCN với lưu lượng xả thải lên đến trên 2 triệu m3/ngày nhưng chỉ có trên 60% lượng nước xả thải được xử lý triệt để. Nước thải sau đó được đổ thẳng ra ao, hồ và các con sông. Theo thống kê, mỗi năm cả nước có khoảng 9.000 người tử vong và trên 200.000 tường hợp được phát hiện ung thư do sử dụng nguồn nước ô nhiễm.

Trước thực trạng đó, ông Huỳnh Uy Dũng, Chủ tịch HĐQT Công tycổ phần Du lịchĐại Nam kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xử lý nước thải Hằng Hữu Huỳnh, người đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển các KCN, đã cảm thấy day dứt và trăn trở.

Với tính cách dám nghĩ dám làm, ông Dũng “lò vôi” đã nghiên cứu thành công quy trình xử lý nước thải thành nước sinh hoạt phục vụ sản xuất bằng phương pháp vi sinh (do chính người Việt Nam phát hiện và lai tạo).

Từ đó, ông Dũng “lò vôi” đã bắt tay vào xây dựng nhà máy xử lý nước thải thành nước sinh hoạt. Và ngày 26/1/2019 tới, Nhà máy Xử lý nước thải Sóng Thần II sẽ chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại Khu công nghiệp Sóng Thần II, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Được biết, 30% lợi nhuận của Nhà máy xử lý nước thải Hằng Hữu Huỳnh, ông Dũng sẽđể làm công tác từ thiện và 10% lợi nhuận phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học môi trường về nước thải, rác thải và khí thải.

 

Trao đổi với Dân Việt, ông Huỳnh Uy Dũng cho biết, Nhà máy Xử lý nước thải Sóng Thần II có thể xử lý với công suất tối thiểu khoảng 10.000 m3và tối đa có thể lên tới 18.000 m3mỗi ngày. Mỗi KCN phải có một nhà máy và không nhất thiết phải có nhà máy con. Đây là nhà máy kiểu mẫu đầu tiên của Việt Nam xử lý nước công nghiệp thành nước phục vụ sản xuất.

Trong giai đoạn từ 2018 - 2021, công ty sẽ đầu tư ước tính ban đầu khoảng 10.000 tỉ đồng để xây dựng các nhà máy xử lý nước thải, ưu tiên đặc biệt các điểm nóng về ô nhiễm môi trường trên cả nước, dự kiến khoảng 100 nhà máy.

Theo ông Dũng, với việc xây dựng các nhà máy xử lý nước thải tại các KCN,vừa đảm chất lượng nước thải sau khi xử lý sẽ đạt chuẩn của Bộ TN&MT, Bộ Y tế.

“Đồng thời, từ nay trở đi, khi phát triển các KCN, chúng ta không phải lo lắng về vấn đề xử lý nước thải, lưu lượng xả thải, nồng độ ô nhiễm xả thải. Đồng thời, cũng không bị lệ thuộc vào công nghệ và nguồn vốn của nước ngoài cho việc xử lý nước thải công nghiệp”, ông Dũng “lò vôi” khẳng định.

1
Theo danviet.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm