Doanh nghiệp - Doanh nhân

Tạo cầu nối để cộng đồng doanh nghiệp kết nối với các tổ chức tín dụng

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, chiều 15/3, tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp năm 2024.

Bí mật đằng sau việc ông Đặng Lê Nguyên Vũ vung tiền mua hàng trăm siêu xe nhưng về xếp xó không dùng / Doanh nghiệp gỗ 'đi chợ' kiếm đơn hàng

Chú thích ảnh
Ông Lê Ngọc Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát biểu khai mạc Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Đại diện Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân;các Sở, ban, ngành; lãnh đạo các huyện, thị, thành; chi nhánh ngân hàng thương mại, doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng đãtham dự hội nghị.

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Lê Ngọc Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, nhằm tháo gỡ vướng mắc, hỗ trợ các doanh nghiệp, UBND tỉnh đã thành lập Tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư (Tổ 997) từ tháng 5/2023 do ông Nguyễn Văn Thọ Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp làm Tổ trưởng. Trong năm 2023, Tổ công tác đã tiếp nhận và xử lý dứt điểm 23/47 vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, lãnh đạo UBND tỉnh bố trí một giờ làm việc buổi sáng hàng ngày (từ 7 giờ 30 đến 8 giờ 30) và các ngày thứ Năm hàng tuần gặp gỡ với doanh nghiệp, nhà đầu tư, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, khó khăn, vướng mắc để chỉ đạo xử lý đến khi kết thúc vụ việc.

Ông Lê Ngọc Khánh nhấn mạnh, Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2024 là dịp để UBND tỉnh và ngành ngân hàng kịp thời nắm bắt nhu cầu của các doanh nghiệp, nhất là nhu cầu về vốn. Từ đó tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển trong cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội,dự toán thu chi ngân sách nhà nước năm 2024 và tăng trưởng tín dụng nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có phương án kinh doanh hiệu quả, khả thi, đáp ứng đủ điều kiện vay vốn theo quy định của tổ chức tín dụng và các quy định của pháp luật. Đồng thời, đây là cơ hội tốt để cộng đồng doanh nghiệp kết nối với các tổ chức tín dụng để tiếp cận nguồn vốn tín dụng, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ.

Thông tin tại hội nghị, đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, Chi nhánh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, các tổ chức tín dụng trên địa bàn triển khai nhiều đợt giảm lãi suất tiền gửi, tiền vay và áp dụng các chương trình, gói tín dụng ưu đãi lãi suất theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hội sở nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế.

 

Đến tháng 3/2024, mặt bằng lãi suất cho vay bình quân tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn giảm từ 0,1 - 0,3%/năm so với cuối năm 2023. Trong tháng 3/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành công văn chỉ đạo các Ngân hàng thương mại thực hiện công bố lãi suất cho vay bình quân, chênh lệch lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân, lãi suất cho vay các chương trình tín dụng, gói tín dụng và các loại lãi suất cho vay khác (nếu có) trên website của từng đơn vị.

Ông Phạm Văn Triêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và vừa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho rằng, trong thời gian qua dù lãi suất ngân hàng đã giảm, tuy nhiên qua tổng hợp ý kiến từ các doanh nghiệp hội viên cho thấy, doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ chịu chi phí, các khoản phí quy định ngân hàng trên các món vay còn cao, dẫn đến chi phí giá thành bị đội lên. Bên cạnh đó, nhiều thủ tục chưa được xem xét nhanhlàm doanh nghiệp lỡ kế hoạch, mất cơ hội đơn hàng sản xuất.

"Việc nới lỏng điều kiện vay, hình thức vay tín chấp là rất cần thiết và cần thoáng hơn", ông Triêm đề nghị.

Cùng quan điểm này, ông Lê Đình Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Xây dựng DIC Holdings, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, các tổ chức tín dụng nên đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tiếp cận vốn. Đồng thời, ổn định mức lãi suất cho vay hợp lý, tạo điều kiện để doanh nghiệp được vay vốn phục vụ hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, tính toán khả năng hoàn vốn và trả nợ vay đúng hạn trong tương lai.

Ngoài ra, tăng cường thông qua các gói tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu, tài trợ ứng dụng công nghệ cao, lĩnh vực kinh tế xanh, nông nghiệp - nông thôn, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, rút ngắn thời gian thẩm định cấp vốn tín dụng và đơn giản hóa thủ tục cho vay vốn đối với doanh nghiệp và người dân. Đồng thời, tăng cường vai trò tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa về các cách tiếp cận dịch vụ, tiện ích của ngân hàng một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.

 

Chú thích ảnh
Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Ông Nguyễn Lợi, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh cho rằng, lãi suất cho vay thực tế vẫn còn cao nhưngngân hàng cũng không thể tự điều chỉnh được mà phụ thuộc vào chính sách tiền tệ, chính sách ngoại hối quốc gia. Để tiếp cận tốt với các doanh nghiệp, ngân hàng cần chủ động trực tiếp liên hệ với các doanh nghiệp đang có dư nợ tại ngân hàng để nắm bắt, tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng; hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ thủ tục theo quy định của pháp luật để tiếp cận các chính sách hỗ trợ của ngân hàng theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hội sở, đẩy nhanh tiến độ xử lý hồ sơ đề nghị vay vốn của khách hàng; giải thích kịp thời, minh bạch, cung cấp thông tin đầy đủ những trường hợp khách hàng không đủ điều kiện vay.

Ngoài ra, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh chủ động cấp tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; tích cực tham gia và triển khai hiệu quả, thiết thực Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp; tiếp tục đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ được giao của ngành ngân hàng tại các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình cho vay 120.000 tỷ đồng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo Nghị quyết 33/NQ-CP ngày 11/3/2023về giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững do Chính phủ ban hành chương trình tín dụng 15.000 tỷ đồng cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản.các quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn theo Thông tư 02/2023/TT-NHNNvề tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn.

Tổng kết hội nghị, ông Lê Ngọc Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, để tiếp tục thực hiện tốt vai trò cung ứng vốn phục vụ sản xuất - kinh doanh cho các doanh nghiệp thì Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh; các sở, ban, ngành cần tiếp tục chỉ đạo, theo dõi, giám sát các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh triển khai có hiệu quả các chương trình hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, tập trung vốn tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các chương trình tín dụng, chương trình mục tiêu quốc gia; giảm chi phí hoạt động để có điều kiện giảm lãi suất cho vay, nhằm chia sẻ tối đa khó khăn với khách hàng vay vốn.

 

Đối với các doanh nghiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị cần tăng cường năng lực quản trị điều hành, tái cấu trúc hoạt động, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, minh bạch tài chính; chuẩn hóa chế độ kế toán; cung cấp đầy đủ tài liệu để các các các chi nhánh ngân hàng thương mại có cơ sở thẩm định, xem xét cho vay; lựa chọn các chi nhánh Ngân hàng thương mại có mức lãi suất và điều kiện vay vốn phù hợp với tình hình hoạt động và nhu cầu của doanh nghiệp.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm