Doanh nghiệp - Doanh nhân

Vì sao nhiều doanh nghiệp Đồng Nai muốn dừng thực hiện "3 tại chỗ"?

DNVN - Sau nhiều ngày triển khai, nhiều doanh nghiệp tại Đồng Nai đề nghị chấm dứt phương án “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường 2 địa điểm”, người Iao động tại doanh nghiệp chủ động dề nghị chấm dứt việc lưu trú tại doanh nghiệp để về nơi cư trú.

'Ngọn hải đăng' hay khách sạn trá hình ? / Chi phí logistics tăng cao ảnh hưởng đến giá trị thu về của doanh nghiệp và nền kinh tế

UBND tỉnh Đồng Nai vừa có văn bản hỏa tốc liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các doanh nghiệp đang thực hiện “3 tại chỗ” và “1 cung đường, 2 điểm đến” trên địa bàn.

Hiện nay, một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đề nghị chấm dứt thực hiện phương án “3 tại chỗ” và “1 cung đường, 2 điểm đến”. Có trường hợp người lao động tại doanh nghiệp chủ động đề nghị chấm dứt lưu trú tại doanh nghiệp để về nơi cư trú.

UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị các doanh nghiệp báo cáo với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai và lãnh đạo các địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động. Nếu được chấp thuận, doanh nghiệp phải xét nghiệm COVID-19 cho toàn bộ người lao động. Người lao động chỉ được rời khỏi doanh nghiệp khi có giấy xét nghiệm âm tính trong vòng 3 ngày và được UBND cấp huyện đồng ý tiếp nhận.

Các doanh nghiệp chỉ được chấm dứt phương án "3 tại chỗ" khi kết quả xét nghiệm không có trường hợp dương tính với COVID-19. Nếu có trường hợp dương tính, yêu cầu doanh nghiệp tuyệt đối không để người lao động tự ý rời khỏi doanh nghiệp.

điều kiện ăn ở cho công nhân và người lao động không đảm bảo, trong thời gian sinh hoạt ngoài giờ làm việc đã làm nảy sinh nhiều phức tạp và có thể có hệ lụy về mặt tâm lý, an sinh của người lao động khi họ bị tách khỏi gia đình quá lâu.  Cùng với đó, chi phí xét nghiệm tăng cao,

Điều kiện ăn ở cho công nhân không đảm bảo, trong thời gian sinh hoạt ngoài giờ làm việc đã làm nảy sinh nhiều vấn đề tâm lýhay chi phí xét nghiệm tăng caođã khiến các doanh nghiệp quyết đình dừng hoạt động.

Trường hợp doanh nghiệp vẫn tiếp tục thực hiện phương án “3 tại chỗ” và “1 cung đường, 2 điểm đến” nhưng nhưng người lao động đề nghị không tiếp tục lưu trú tại công ty và có nhu cầu trở về nơi cư trú, doanh nghiệp báo cáo danh sách và kết quả xét nghiệm gửi UBND huyện, thành phố nơi người lao động cư trú. Người lao động được trở về nơi cư trú khi có kết quả xét nghiệm âm tính.

Chủ tịch tỉnh Đồng Nai yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp giấy giới thiệu, kết quả xét nghiệm COVID-19, văn bản tiếp nhận của UBND cấp huyện cho từng người lao động và hướng dẫn họ chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để di chuyển qua các chốt kiểm soát trước khi rời công ty.

Người đứng đầu doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu cho người lao động về nhà không tuân thủ quy định, hoặc để người lao động tự ý rời doanh nghiệp làm lây lan dịch bệnh. UBND các huyện, thành phố công bố đầu mối liên hệ, chỉ đạo UBND các phường, xã, thị trấn, các chốt kiểm soát tiếp nhận, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ việc đưa người lao động về địa phương.

Theo Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai toàn tỉnh hiện có 1.117 doanh nghiệp tổ chức thực hiện "3 tại chỗ" với số lượng 129.451 công nhân; 6 doanh nghiệp thực hiện "1 cung đường 2 địa điểm" với số lượng 1.641 người; 9 doanh nghiệp thực hiện cả 2 phương án trên.

Trong đó có nhiều doanh nghiệp thực hiện "3 tại chỗ" đã có ca dương tính với COVID-19 và tạo thành ổ dịch lớn.

Theo đánh giá của các doanh nghiệp, việc áp dụng phương án “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 địa điểm” đang gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất.

Trong quá trình thực hiện các phương án trên, doanh nghiệp đã gặp nhiều vấn đề phát sinh mới như: điều kiện ăn ở cho công nhân và người lao động không đảm bảo, trong thời gian sinh hoạt ngoài giờ làm việc đã làm nảy sinh nhiều phức tạp và có thể có hệ lụy về mặt tâm lý, an sinh của người lao động khi họ bị tách khỏi gia đình quá lâu.

Cùng với đó, chi phí xét nghiệm tăng cao, thời gian bắt buộc áp dụng phương châm “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 địa điểm” có thể kéo dài đã dẫn đến các bất ổn trong nội bộ doanh nghiệp.

Trong khi đó, phần lớn các doanh nghiệp tại Đồng Nai có số lượng lao động nhập cư từ các địa phương khác rất lớn nên không đủ điều kiện áp dụng “3 tại chỗ”, dẫn đến nhiều đơn vị buộc phải đóng cửa tạm thời.

Đức Linh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm