Doanh nghiệp - Doanh nhân

Vinachem quyết liệt tái cơ cấu, thoái vốn tại các doanh nghiệp

DNVN – Theo Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem), diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai công tác tái cơ cấu. Tuy nhiên, Tập đoàn sẽ khắc phục khó khăn, quyết liệt triển khai các giải pháp thực hiện tái cơ cấu, thoái vốn, cổ phần hóa.

Vinachem chuẩn bị thoái vốn ở hàng loạt công ty hóa chất / Vinachem kiến nghị một loạt cơ chế chính sách để thoát lỗ

Thực hiện Quyết định 16 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tái cơ cấu Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) giai đoạn 2017-2020, thời gian qua, Vinachem đã nỗ lực để thực hiện tái cơ cấu, thoái vốn đạt được một số kết quả quan trọng.

Trong những tháng cuối năm 2021, Vinachem sẽ thực hiện kế hoạch thoái vốn về 0% tại Công ty cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang.

Trong những tháng cuối năm 2021, Vinachem sẽ thực hiện kế hoạch thoái vốn về 0% tại Công ty cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang.

Đến năm 2020, Vinachem đã phối hợp với các đơn vị tư vấn triển khai xác định giá trị tại 22 doanh nghiệp, tổ chức bán đấu giá công khai tại Sở giao dịch chứng khoán đối với 13 doanh nghiệp.

Vinachem đã thoái vốn thành công và thành công một phần tại 8 doanh nghiệp. Trong đó thoái toàn bộ vốn tại 3 doanh nghiệp, bao gồm: Công ty cổ phần (CTCP) Tư vấn đầu tư và xây dựng Mỏ, CTCP Công nghiệp Hóa chất Đà Nẵng và CTCP Sơn tổng hợp Hà Nội.

Thoái vốn một phần tại 5 doanh nghiệp, bao gồm: CTCP Cao su Sao vàng, CTCP Bột giặt NET, CTCP Pin Hà Nội, CTCP Ắc quy Tia Sáng, CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn một số đơn vị chưa thoái được vốn, thoái vốn không thành công hoặc chỉ thoái vốn được một phần do không có nhà đầu tư tham gia mua cổ phần, vướng mắc liên quan đến xác định giá trị quyền sử dụng đất, một số cổ phiếu bị phong tỏa theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

 

Theo Vinachem, trong thời gian tới, Tập đoàn tiếp tục chủ động thoái vốn tại các doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và phù hợp với định hướng xây dựng đề án tái cơ cấu Tập đoàn giai đoạn 2021-2025.

Diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai công tác tái cơ cấu. Tuy nhiên, Vinachem sẽ khắc phục khó khăn, quyết liệt triển khai các giải pháp thực hiện tái cơ cấu, thoái vốn, cổ phần hóa.

Theo đó, những tháng cuối năm 2021, Vinachem tập trung khẩn trương triển khai công tác thoái vốn tại 4 doanh nghiệp là CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang, CTCP Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, CTCP Hóa chất Việt Trì, CTCP Vật tư và Xuất nhập khẩu Hóa chất.

Vinachem thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” khi 100% doanh nghiệp thuộc Tập đoàn đều triển khai phương án “3 tại chỗ” để duy trì sản xuất liên tục trong đại dịch.

Vinachem thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” khi 100% doanh nghiệp thuộc Tập đoàn đều triển khai phương án “3 tại chỗ” để duy trì sản xuất liên tục trong đại dịch.

 

Cụ thể: CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang, Vinachem hiện nắm giữ 8,85% cổ phần, kế hoạch thoái về 0%; CTCP Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, Vinachem hiện giữ 69,82% cổ phần, kế hoạch thoái còn 51%; CTCP Hóa chất Việt Trì, Vinachem hiện giữ 68,5% cổ phần, kế hoạch thoái còn 51%; CTCP Vật tư và Xuất nhập khẩu Hóa chất, Tập đoàn hiện giữ 26,28% cổ phần, kế hoạch thoái về 0%.

Việc thoái vốn đầu tư của Vinachem tại các doanh nghiệp phải bảo đảm công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm hiệu quả tối đa lợi ích của cổ đông nhà nước và vốn đã đầu tư.

Đồng thời, xử lý dứt điểm các tồn tại khó khăn, vướng mắc trước khi thoái vốn, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước và giải quyết đầy đủ chế độ, quyền lợi hợp pháp của người lao động, sử dụng nguồn tiền thu được từ thoái vốn hiệu quả và đúng mục đích.

Tâm An
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm